Giao thông (Tiêu chí 2):

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 106 - 109)

3. Kết quả thực hiện 09 tiêu chí huyện nông thôn mới:

3.2. Giao thông (Tiêu chí 2):

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Đường bộ:

+ Có 100% km đường huyện do huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%.

+ Cấp kỹ thuật đường huyện đạt tiêu chuẩn theo TCVN 4054:2005; cấp đường huyện phù hợp với quy hoạch được duyệt.

+ Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch

+ Có 100% km đường huyện do huyện quản lý được bảo trì hàng năm. - Đường thủy: Đường thủy nội địa do địa phương quản lý được lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Các bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa phải đảm bảo các điều kiện về an toàn và được cấp phép hoạt động.

- Vận tải: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) tối thiểu đạt loại 4; bố trí điểm dừng, điểm đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng theo quy hoạch.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” để quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: Công trình đường Huyện: Triển khai đầu tư các công trình giao thông liên xã; ngoài ra, triển khai nâng cấp bê tông nhựa nóng đường từ trung tâm huyện đến địa bàn các xã từ nguồn vốn tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tăng cường chất lượng quản lý công tác duy tu giao thông trên địa bàn Huyện; Xây dựng kế hoạch duy tu, bảo trì hàng năm đối với các công trình hạ tầng đường huyện trên địa bàn. Đường thủy: Thường xuyên phối hợp với các đơn vị quản lý kiểm tra hệ thống biển báo, giấy phép hoạt động... đối với các tuyến đường thủy, các bến thủy trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Vận tải: Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố và các hợp tác xã vận tải khảo sát, lắp đặt bổ sung thêm các điểm dừng, điểm đỗ trên các tuyến đường đảm bảo nhu cầu của người dân.

- Các nội dung đã thực hiện:

Về Đường bộ:

* Có 100% km đường Huyện do Huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%.

Tổng số tuyến đường trên địa bàn Huyện (được cấp nhật đầu năm 2020) là 1.311 tuyến. Trong đó:

- Tổng số 88 tuyến đường với chiều dài 148km do Trung Tâm Quản lý hạ tầng Giao thông đường bộ, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng và Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn quản lý.

- Tổng số 374 tuyến đường với chiều dài 332km do Ủy ban nhân dân Huyện quản lý và tổng số 849 tuyến với chiều dài 1.216km đường giao thông do Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn quản lý.

Hiện nay các tuyến đường này đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; Đồng thời, các xã, thị trấn đã hoàn thành thực hiện các dự án nâng chất tiêu chí giao thông giai đoạn 2016- 2020 đảm bảo các tuyến đường cơ bản được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa.

* Cấp kỹ thuật đường Huyện đạt tiêu chuẩn theo TCVN 4054:2005; cấp đường Huyện phù hợp với quy hoạch được duyệt: Khi thiết kế dự án các tuyến đường đảm bảo thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (đường đô thị, đường nông thôn tùy theo địa hình thực tế) đảm bảo đi lại thuận lợi và cơ bản phù hợp với định hướng quy hoạch trên địa bàn huyện và theo hiện trạng thực tế.

* Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường Huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch: Tổng số 145 cầu giao thông trên địa bàn huyện Bình Chánh; Trong đó: Tổng số 51 cầu giao thông Trung Tâm Quản lý hạ tầng Giao thông đường bộ và Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn quản lý. Tổng số 62 cầu giao thông do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và tổng số 32 cầu giao thông do Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn quản lý. Các công trình thủy lợi như cầu, cống được thực hiện theo Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi của người dân và nhằm đồng bộ với các tuyến đường trên địa bàn Huyện.

* Có 100% km đường Huyện do Huyện quản lý được bảo trì hàng năm: Hàng năm Ủy ban nhân dân Huyện giao kinh phí thực hiện duy tu, sửa chữa khắc phục hư hỏng các tuyến đường và thực hiện duy tu, nạo vét thoát nước trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo an toàn giao thông nhất là trong dịp tết nguyên đán cuối năm; kết quả thực hiện: Giai đoạn 2010-2015: kinh phí thực hiện là 124.756.050.572 đồng. Giai đoạn 2016-2020: kinh phí thực hiện là 217.171.436.145 đồng và 62.500.729.497 tỷ đồng phục vụ nạo vét tiêu thoát nước.

lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Các bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá phải đảm bảo các điều kiện về an toàn và được cấp phép hoạt động.

Theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân cấp cho các Sở và Ủy ban nhân dân quận - huyện về quản lý, khai thác các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó giao các đơn vị quản lý 429 tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn Huyện, gồm:

Sở Giao thông vận tải quản lý 10 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy trên địa bàn Thành phố với tổng chiều dài 65km.

Sở Xây dựng quản lý 12 tuyến kênh, rạch có chức năng thoát nước với tổng chiều dài 35,144km.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 242 tuyến có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng với tổng chiều dài 283,024km.

Ủy ban nhân dân Huyện trực tiếp quản lý 86 tuyến có chức năng tiêu thoát nước với tổng chiều dài 111,750km và quản lý 79 tuyến có chức năng chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng với tổng chiều dài 123,504km. Đối với các tuyến có chức năng giao thông thủy do Sở Giao thông Vận tải quản lý được lắp đặt hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông.

Về hoạt động bến thủy nội địa: Hiện nay Sở Giao thông Vận tải đang xem xét cấp phép, cấp lại giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa theo quy định tại Điều 5 Chương II Thông tư số 50/2014/TT-BGTBT ngày 17 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giao thông Vân tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa: “Việc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải tuân theo những quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; Phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các quy định khác của thông tư này; Việc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa đã được phê duyệt …”; Đồng thời đang tổng hợp các ý kiến của các đơn vị liên quan lập quy hoạch mạng lưới cảng bến và đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Bình Chánh nói riêng và Thành phố nói chung.

Về Vận tải: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) tối

thiểu đạt loại 4; bố trí điểm dừng, điểm đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng theo quy hoạch

* Công tác phát triển mạng lưới phương tiện giao thông công cộng:

Trên địa bàn Huyện có Hợp tác xã vận tải hành khách số 28, Việt Thắng, các đơn vị khác do Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm quản lý giao thông công cộng Thành phố quản lý, kết quả đã phát triển bổ sung thêm 7 tuyến hoạt động qua địa bàn huyện Bình Chánh nâng tổng số tuyến hoạt động trên địa bàn huyện là 24 tuyến nhằm phục vụ vận chuyển hành khách công cộng, cơ bản đáp ứng

được nhu cầu đi lại của người dân đồng thời phục vụ nhu cầu đi lại của học sinh. Đồng thời Ủy ban nhân dân huyện kiến nghị Sở Giao thông Vận tải bổ sung phát triển 9 hướng tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn huyện.

* Công tác phát triển giao thông: Phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị

liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư bến xe khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (đã nhận ranh dự án) nhằm kết nối hạ tầng giao thông, phát triển giao thông tĩnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải hành khách công cộng và kết nối với các khu vực lân cận (huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây).

Huyện đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm quản lý giao thông công cộng Thành phố cung cấp thông tin quy hoạch vị trí dự kiến đầu tư xây dựng 03 bến xe, bãi xe (bến xe xã Vĩnh Lộc B; xã Bình Lợi, xã Đa Phước) tại Công văn số 3639/UBND ngày 6/9/2019 của Ủy ban nhân dân Huyện. Hiện nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét việc kiến nghị của Sở Giao thông tải tại Công văn số 845/SGTVT-VTĐB ngày 3/02/2020, để trình Ủy ban nhân dân Thành phố theo chỉ đạo tại Công văn số 1088/VP-ĐT ngày 17/02/2020.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020” để quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đối với quy mô các công trình hạ tầng giao thông hiện nay thực hiện theo đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020 được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và thực hiện theo Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 9/11/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2016-2020, Công văn số 14076/SGTVT-XD ngày 27/12/2018 của Sở Giao thông Vận tải về hướng dẫn đánh giá mức độ đạt về Tiêu chí Giao thông phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

c) Tự đánh giá: Đạt tiêu chí số 02 - Giao thông (theo Quyết định số

558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-NNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w