ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1 Những mặt đạt được:

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 150 - 154)

1. Những mặt đạt được:

Qua 10 năm, Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Chánh có sự chuyển biến tích cực, với sự quan tâm lãnh đạo của Thành phố, sự tập trung và quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện hoàn thành, củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 14/14 xã đã được Thành phố công nhận hoàn thành 19/19 tiêu chí; Huyện đạt 9/9 tiêu chí.

Kết quả đạt được ở mỗi xã tuy có khác nhau nhưng nhìn chung diện mạo nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia đã có nhiều khởi sắc, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên địa bàn Huyện, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Huyện có sự tập trung chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tăng cường đi cơ sở và duy trì chế độ họp giao ban định kỳ đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã hoàn thành được mục tiêu kế hoạch đề ra.

Công tác kiểm tra, giám sát vai trò của cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã luôn được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm thực hiện. Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Huyện chủ động tổ chức làm việc với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố, các Sở ngành Thành phố tháo gỡ khó khăn vướng mắc của Ban Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia các xã nhằm đảm bảo hoàn thành các

tiêu chí đúng tiến độ đề ra.

Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng được củng cố toàn diện, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở được nâng lên; ý thức vai trò tiên phong gương mẫu, nòng cốt của cán bộ, đảng viên được phát huy tối ưu trong công tác vận động quần chúng tham gia hiến đất, vật kiến trúc góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua, chung sức tạo nguồn cho chương trình xây dựng nông thôn mới;ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, các cơ quan, đơn vị có sự chuyển biến rõ rệt qua công tác phối hợp, hỗ trợ với các Ban Quản lý nông thôn mớicác xã.

Kết quả triển khai các chương trình đào tạo nghề, giảm nghèo tăng hộ khá, hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất đã phát huy tác dụng tạo việc làm cho lao động nông thôn, kéo giảm chênh lệch mức sống giữa dân cư đô thị và dân cư nông thôn. Cơ cấu sản xuất và quan hệ sản xuất được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả thông qua Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã đã giúp người dân học tập trao đổi kinh nghiệm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, đảm bảo đầu ra nông sản và nâng cao thu nhập cho người dân. Trên địa bàn Huyện không có hộ nghèo có thu nhập từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống; số hộ nghèo có thu nhập từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống là 534 hộ, chiếm tỷ lệ 0,27% (giảm 10,23% với

10.556 hộ so với năm 201033); thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt

69.593 triệu đồng/người/năm, tăng 1,7 lần so với năm 2015 (40,452 triệu đồng/người/năm) và 4 lần so với lúc khởi điểm xây dựng đề án nông thôn mới năm 2010 (17,39 triệu đồng/người/năm).

Đã tuyên tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Huyện tích cực tham gia đóng góp kinh phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện.

2. Những mặt hạn chế:

Mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng với xuất phát điểm thấp, việc duy trì và giữ vững các tiêu chí đã đạt được còn nhiều khó khăn (đặc biệt về tiêu chí Trường học, Môi trường và an toàn thực phẩm, Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, Quốc phòng và an ninh).

Xây dựng nông thôn mới là một Chương trình kinh tế - xã hội tổng hợp, phải hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trong một thời gian nhất định, tuy cấp cơ sở đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu do đội ngũ cán bộ ở cơ sở, cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới chưa có kinh nghiệm, chưa được trang bị kiến thức sâu về xây dựng nông thôn mới.

Việc đầu tư kết nối hạ tầng kỹ thuật tại các dự án chậm triển khai đã ảnh hưởng đến phát triển kết nối hạ tầng kỹ thuật chung của Huyện (Khu đô thị Mới Nam Thành phố).

33 Năm 2010, trên địa bàn Huyện có 11.938 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,5%. Năm 2016, còn 8.244 hộ nghèo (theotiêu chuẩn 21 triệu đồng/người/năm), chiếm tỷ lệ 5,3%; 5.434 hộ cận nghèo (theo tiêu chuẩn 21-28 tiêu chuẩn 21 triệu đồng/người/năm), chiếm tỷ lệ 5,3%; 5.434 hộ cận nghèo (theo tiêu chuẩn 21-28 triệu/người/năm). Năm 2020, còn 534 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,27% (theo tiêu chuẩn 21-28 triệu/người/năm), 1.335 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,69% (theo tiêu chuẩn 28-36 triệu/người/năm) cần vươn lên thành hộ khá.

Khó khăn trong công tác bồi thường thu hồi đất để xây dựng các công trình cơ sở vật chất văn hóa, trường học… nên tiến độ thực hiện các tiêu chí còn chậm so với tiến độ đề ra.

Mặc dù có sự tuyên truyền, vận động tích cực, nhưng một bộ phận người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực hiện tốt về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, còn tình trạng vứt rác xuống kênh rạch, xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, chưa đăng ký thu gom rác và bỏ rác đúng nơi quy định.

3. Bài học kinh nghiệm:

Trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải có quy chế làm việc cụ thể của Ban Chỉ đạo các cấp, từ đó phân công và xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân, chế độ hội họp định kỳ được duy trì thường xuyên hàng tháng, quý, chế độ báo cáo tổng hợp, chỉ đạo sát với tình hình thực thực tế; phải xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể thực hiện các tiêu chí để đề ra các mục tiêu phấn đấu, phát động phong trào toàn dân thi đua thực hiện.

Thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là tổ chức đảng, cấp ủy cơ sở trong việc đề ra chủ trương, nghị quyết về xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống nông dân sát với thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển địa phương với quyết tâm chính trị cao; sự gương mẫu, tiên phong, nòng cốt của đảng viên, nhất là người đứng đầu; cấp ủy, Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới Huyện phải sâu sát cụ thể, thường xuyên tìm tòi, phát hiện cách làm mới sáng tạo, hiệu quả.

Để triển khai thực hiện hiệu quả đề án xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi sự chủ động, tích cực của địa phương trong công tác chỉ đạo, triển khai, phát huy nội lực và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân.

Phải thường xuyên tuyên truyền trong nhân dân về phương châm: huy động lực lượng tại chỗ là chính, lấy sức dân lo cuộc sống cho dân thông qua các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, các cuộc vận động tương thân tương ái… Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua chương trình đầu tư theo quy hoạch.

Cần xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực để người dân tham gia bàn bạc, hiến kế từ đó sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong công tác huy động nguồn lực từ cộng đồng. Trong công tác huy động các nguồn lực phải luôn dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của dân; các điển hình như nông dân hiến đất làm đường, điển hình trong sản xuất… là những tấm gương tiêu biểu cần được biểu dương để tiếp tục phát huy nhân rộng.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tổ chức phổ biến công khai các quy hoạch, các chương trình, các dự án, các nguồn vốn huy động để nhân dân tham gia giám sát; khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chủ động phát huy vai trò giám sát cộng đồng.

Công tác quy hoạch phải tiến hành và hoàn chỉnh ngay từ đầu triển khai đề án để làm cơ sở mời gọi đầu tư phát triển nông thôn, đầu tư phát triển hạ tầng và tổ chức sản xuất một cách bền vững.

Việc giao quyền chủ động cho Ban Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia các xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án đã phát huy vai trò chủ động, tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; đồng thời nâng cao trách nhiệm của lực lượng giám sát cộng đồng.

Ban thường vụ Huyện ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân Huyện thường xuyên kiểm tra đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; nâng cao năng lực, trách nhiệm tự kiểm tra của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia các xã không để xảy ra sai sót, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH NÂNG CAO CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚII. QUAN DIỂM: I. QUAN DIỂM:

Phát huy những kết quả đạt được của 10 năm qua (2010 - 2020) để tiếp tục xây dựng nông thôn mới toàn diện - theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng tiêu chí, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, hướng đến xây dựng đô thị văn minh. Xây dựng nông thôn mới bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước.

Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo kết nối, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tăng cường phát triển dịch vụ thương mại nông thôn; phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội.

Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trên cơ sở xây dựng nền nông nghiệp theo hướng đô thị, hiện đại và đặc thù huyện gắn với phát triển công nghiệp - dịch vụ, du lịch nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Chú trọng bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn, các giá trị tốt đẹp về văn hóa, con người Việt Nam được bảo tồn và phát huy, người dân được tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tốt, hệ thống chính trị được tăng cường, quốc phòng, an ninh trật tự được giữ vững.

Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w