Sản xuất (Tiêu chí 6):

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 131 - 136)

3. Kết quả thực hiện 09 tiêu chí huyện nông thôn mới:

3.6. Sản xuất (Tiêu chí 6):

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Huyện:

+ Có quy mô đất đai, mặt nước lớn, liên xã theo quy định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

+ Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

+ Các khâu sản xuất trồng trọt được cơ giới hóa đồng bộ; các khâu sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được cơ giới hóa theo quy định của từng tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Hoặc có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch:

+ Có hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp, thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 02 năm trở lên.

+ Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:

Huyện Bình Chánh luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển sản xuất trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đặc biệt phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, công nghệ cao, hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác), hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giới thiệu giải quyết việc làm cho người dân từ đó giúp ổn định, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu năm 2020 (theo giá so sánh) đạt 67.236,7 tỷ đồng, tăng 5,8 lần so với năm 2010 (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2020 đạt 19,3%). Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.144,9 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010;

giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 54.897,2 tỷ đồng, tăng 6,2 lần so với năm 2010; giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 11.194,6 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng ngành ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Năm 2020, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp 2,4%; công nghiệp - xây dựng 79,9% và thương mại - dịch vụ 17,7%.

Những năm qua, huyện Bình Chánh đã tập trung phát triển một số mô hình cây con giống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân như:

Cây rau được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực trên địa bàn Huyện với diện tích canh tác đạt 550 ha (diện tích gieo trồng là 2.994,9ha), sản lượng 77.870 tấn/năm, giá trị sản xuất đạt 201,9 tỷ đồng; tập trung tại các xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Qui Đức, Tân Nhựt, Bình Chánh, Đa Phước với doanh thu 550 đến 600 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình trồng hoa mai vàng với khoảng 510ha tại các xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Quý Tây, Hưng Long, Tân Kiên cho doanh thu 800 đến 01 tỷ đồng/ha/năm.

Mô hình trồng hoa lan với khoảng 37ha tại các xã Bình Lợi, Tân Kiên, An Phú Tây, Đa Phước, Bình Chánh, Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức với doanh thu từ 200 triệu đến 800 triệu đồng/1.000 m2/ năm. Đã thành lập các hợp tác xã hoa lan giúp ổn định giá cả và đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân trên địa bàn.

Mô hình nuôi cá kiểng với khoảng 66,4ha tập trung tại các xã Bình Lợi, Tân nhựt, Phong Phú, Đa Phước với doanh thu 600 đến 650 triệu đồng/ha/năm; hiệu quả kinh tế với diện tích nuôi trồng nhỏ nhưng đạt giá trị sản xuất cao; các loại cá kiểng chủ yếu như: Cá chép, Koi, Nam dương, Ba duôi, Bảy màu, Xiêm, Haflmoon, Bình tích, Ông tiên…; phương pháp nuôi trong hồ, ao truyền thống. Thị trường tiêu thụ: Trong nước (các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội) và bán cho các thương lái đến tận hộ nuôi thu mua. Đã thành lập các tổ hợp tác giúp ổn định giá cả và đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân trên địa bàn.

Mô hình trồng bưởi da xanh với 64ha tại xã Phạm Văn Hai; từ một vùng trũng thấp, hoang hóa, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sang trồng bưởi da xanh; hiện nơi đây hình thành một vùng chuyên canh bưởi da xanh; cho thu nhập cao cho người dân, trung bình 250 đến 400 triệu đồng/ha/năm; Huyện đã thành lập tổ hợp tác bưởi da xanh góp phần tạo đầu ra ổn định, xây dựng thương hiệu, tập huấn nâng cao kiến thức trồng và chăm sóc bưởi theo hướng ViệtGAP.

Mô hình trồng dừa xiêm với khoảng 78,07 ha tại các xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân với doanh thu 150 đến 250 triệu đồng/ha/năm. Đã thành lập tổ hợp tác dừa xiêm giúp ổn định giá cả và đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân trên địa bàn.

hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện:

*Vùng sản xuất rau tập trung tại ấp 1 và ấp 4 xã Tân Quý Tây – huyện Bình Chánh với diện tích đạt 60ha (diện tích gieo trồng là 399,97 ha).

+ Đặc điểm, tình hình sản xuất của vùng sản xuất rau tập trung:

Đất đai, thổ nhưỡng, địa hình: vùng sản xuất rau tập trung tại ấp 1 và ấp 4 xã Tân Quý Tây thuộc nhóm đất phù sa do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali khá. Vùng đất này có địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, được bảo vệ không bị ngập do triều cao trên sông rạch nhờ vào hệ thống thủy lợi với đê cao – cống ngăn triều.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, vùng sản xuất rau tập trung với diện tích canh tác đạt được 60ha (diện tích gieo trồng là 399,97 ha), chiếm 10,9% diện tích rau của cả Huyện với 121 hộ tham gia sản xuất; Chủng loại rau canh tác chủ yếu là rau ăn lá như rau dền, mồng tơi, rau muống...chiếm 91,67% diện tích của vùng sản xuất rau tập trung. Trong đó, rau ăn lá có 115 hộ gieo trồng trên diện tích canh tác 55 ha (diện tích gieo trồng là 384,97 ha, sản lượng đạt 9.239,16 tấn/năm, năng suất bình quân đạt 24 tấn/ha, số vụ trồng 7 vụ/năm, lợi nhuận đạt 50 triệu đồng/ ha/ vụ); rau ăn quả có 12 hộ gieo trồng trên diện tích canh tách 5 ha (diện tích gieo trồng là 15 ha, sản lượng đạt 217,5 tấn/năm, năng suất bình quân đạt 14,5 tấn/ha, số vụ trồng 3 vụ/năm, lợi nhuận đạt 50-60 triệu đồng/ ha/ vụ); 6 hộ vừa canh tác rau ăn lá và rau ăn quả. Quy mô sản xuất trung bình mỗi hộ đạt: 2.000 - 4.000 m2/hộ. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ nội địa.

+ Công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn thực

phẩm theo quy trình VietGAP:

Huyện đã phối hợp Trung tâm khuyến nông thành phố, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức, các Hợp tác xã trên địa bàn tổ chức 72 lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP cho 2.061 hộ nông dân trồng rau trên địa bàn huyện Bình Chánh tham dự. Trong đó có 08 lớp tập huấn tại vùng sản xuất rau tập trung ấp 1 và ấp 4 xã Tân Quý Tây. Kết quả 121 hộ tham gia sản xuất tại vùng sản xuất rau tập trung đều được tập huấn, đạt 100%.

Thông qua các công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân quy trình kỹ thuật trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, cũng như các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác rau đã góp phần nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập từ đó giúp người dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Canh tác theo quy trình VietGAP còn giúp người dân trồng rau hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và đặc biệt là giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường canh tác hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP vào trong thực tế sản xuất là điều vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn 2010 đến nay, Huyện cũng đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hợp tác xã tư vấn cho các hộ sản xuất rau theo quy trình VietGAP trong vùng sản xuất rau tập trung. Kết quả tư vấn có 66 hộ đạt giấy chứng nhận với diện tích chứng nhận là 40,405 ha, chiếm 67,35% tổng diện tích của toàn vùng sản xuất rau tập trung. Qua việc tư vấn cấp giấy chứng nhận VietGAP giúp người dân hiểu được việc sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống từ đó giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho bà con, góp phần nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, từ đó, duy trì và mở rộng diện tích rau an toàn trên địa bàn Huyện nói riêng và của Thành phố nói chung.

+ Ký cam kết sản xuất an toàn, cấp chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an

toàn thực phẩm:

Cơ bản đáp ứng đồng bộ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm. Toàn huyện có 121/121 hộ trồng rau an toàn trong vùng sản xuất rau tập trung đã ký cam kết sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt 100%.

Thị trường tiêu thụ tại vùng sản xuất rau tập trung: nông dân chủ yếu bán rau qua các thương lái bán buôn tại các chợ trên địa bàn Huyện hoặc chợ đầu mối Bình Điền. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện có HTX Phước An, Phước Bình, chi nhánh HTX Phú Lộc chuyên thu mua rau của bà con nông dân trong vùng sản xuất rau tập trung và cung cấp cho các siêu thị, công ty góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người trồng rau. Hiện nay 03 cơ sở thu mua rau nêu trên đều có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm (sản xuất, sơ chế, đóng gói rau, củ,quả; kinh doanh rau củ quả).

+ Mức độ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất rau an toàn:

Để tuyên truyền, phổ biến cơ giới hóa trong sản xuất rau, giai đoạn 2010 đến nay tại vùng sản xuất rau tập trung ấp 1 và ấp 4 xã Tân Quý Tây Huyện đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 14 máy xới đất, 63 máy phun thuốc (đầu tư hỗ trợ 50%) cho nông dân trồng rau. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất rau đã góp phần cải tiến các kỹ thuật canh tác theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa tại vùng sản xuất rau tập trung. Hiệu quả từ các mô hình mang lại là giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng rau, giúp bảo vệ sức khỏe người lao động. Mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp đã phát huy được vai trò trước tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu mở rộng diện tích sản xuất của người dân hiện nay. Qua đó, giúp nông dân mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Kết quả đến nay 121 hộ dân trồng rau trong vùng đều tiến hành ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ khâu làm đất bằng máy xới mini hoặc máy xới trung; khâu tưới nước bằng hệ thống máy bơm, hệ thống tưới phun bán tự động, hệ thống dây phun mưa bán tự động; khâu phun thuốc bằng bình phun thuốc đeo vai bằng

động cơ điện hoặc động cơ xăng; khâu bón phân chủ yếu tưới phun phân bằng bình đeo vai có động cơ hoặc máy nén.Việc ứng dụng cơ giới hóa và từng bước đồng bộ hóa các khâu trong sản xuất từ tưới tiêu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xới đất giúp rút ngắn thời gian, giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm so với canh tác theo phương thức truyền thống, song song đó giảm thiểu được lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cải thiện tình trạng đất bị bạc màu, giảm ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống của người nông dân.

*Vùng sản xuất hoa mai tập trung tại xã Bình Lợi với diện tích đạt 446ha.

+ Đặc điểm, tình hình sản xuất của vùng sản xuất mai tập trung:

Tại xã Bình Lợi từ năm 2010 mô hình trồng mai vàng phát triển có số hộ trồng 126 hộ với diện tích 138ha; đến năm 2017, Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Tổ Hợp Tác cùng nhau sản xuất có số hộ tham gia là 19 với diện tích 105ha; đến năm 2018 nhận thấy mô hình sản xuất nông nghiệp trồng mai vàng mang hiệu quả đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân trên địa bàn, Ủy ban nhân dân Huyện phối hợp Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi thành lập Hợp tác xã mai vàng Bình Lợi lúc đầu có 08 xã viên với diện tích là 96ha, đến nay có 13 xã viên tham gia với diện tích là 98 ha.

Đến nay trên địa bàn xã Bình Lợi có tổng số hộ dân tham gia mô hình trồng mai vàng 431 hộ, diện tích 446ha: trong đó mai dưới 01 tuổi là 70ha, từ 1-3 năm tuổi là 250ha, 3-5 năm tuổi là 120ha, trên 05 năm tuổi là 06ha. Mật độ trồng đạt 5.000 – 7.000 cây/ha, lợi nhuận đạt trung bình 400-600 triệu/ha/năm.

Để quảng bá mô hình mai vàng Bình Lợi phát triển thương hiệu, phát triển theo hướng du lịch sinh thái, thăm quan làng hoa mô hình trồng mai vàng tại xã Bình Lợi; Ủy ban nhân dân Huyện phối hợp với Trung tâm Tư vấn Hỗ trợ nông nghiệp và Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi thành lập Tổ hợp tác, thành lập Hợp tác xã mai vàng Bình Lợi phát triển thương hiệu, phát triển theo hướng du lịch sinh thái, thăm quan làng hoa mô hình trồng mai; tổ chức đường mai vàng từ năm 2018 đến nay (đặt biệt tết Tân Sửu 2021 đã hỗ trợ đường mai: trang trí cổng chào, cụm linh vật, cờ phướm, pano, đèn chiếu sáng các khu vực, logo, tờ rơi giới thiệu hình ảnh các vườn hoa mai trên địa bàn); đã đăng ký tên miền cho cây mai vàng xã Bình Lợi Website: www.maivangbinhloi.com.vn, thống nhất mẫu logo cho thương hiệu mai vàng Bình Lợi (đã phối hợp bàn giao cho HTX Mai vàng Bình Lợi khai thác) và hỗ trợ xây dựng cổng chào cho Câu lạc bộ mai vàng Bình Lợi tại Ấp 4 xã Bình Lợi; thời gian tới tiếp tục phối hợp các đơn vị đăng ký nhãn hiệu mai vàng Bình Lợi, dự án làng mai vàng Bình Lợi kết hợp phát

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w