14 Giai đoạn 2010-2015: Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 109 công trình.
2.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân (từ Tiêu chí 10 đến Tiêu chí 13):
10 đến Tiêu chí 13):
2.3.1. Thu nhập
Huyện Bình Chánh luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển sản xuất trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đặc biệt phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, công nghệ cao, hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác), hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giới thiệu giải quyết việc làm cho người dân từ đó giúp ổn định, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu năm 2020 (theo giá so sánh) đạt 67.236,7 tỷ đồng, tăng 5,8 lần so với năm 2010 (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2020 đạt 19,3%). Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.144,9 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 54.897,2 tỷ đồng, tăng 6,2 lần so với năm 2010; giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 11.194,6 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng ngành ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Năm 2020, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp 2,4%; công nghiệp - xây dựng 79,9% và thương mại - dịch vụ 17,7%.
Huyện đã đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 đối với thủ tục xin cấp phép đăng ký hộ kinh doanh và các lĩnh vực khác có liên quan theo Chương trình cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều thuận lợi, rút ngắn thời gian đăng ký; Đồng thời, hàng năm tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo Huyện với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ; tập trung thực hiện vận động các hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2016-
2020, tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp thành lập mới 10.891 doanh nghiệp với tổng vốn 32.014 tỷ đồng (trong đó, số doanh nghiệp thành lập
mới không tính chi nhánh là 7.979 doanh nghiệp); số lượng doanh nghiệp, chi
nhánh doanh nghiệp thành lập mới tăng 7.730 doanh nghiệp, tương ứng tăng 76,44% so với giai đoạn 2011-2015 (7.730/4.381 doanh nghiệp); Ước tính vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp là 3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động 1.358 doanh nghiệp, chiếm 13,63% số doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn giảm 4.477,319 tỷ đồng; số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 804 doanh nghiệp so với giai đoạn 2011-2015 (1.358/554 doanh nghiệp); Tính đến nay, trên địa bàn Huyện có 20.282 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện (trong đó có 4.109 chi nhánh doanh nghiệp).
Đối với hộ kinh doanh: Trong giai đoạn 2016-2020, thành lập mới 6.126 hộ
kinh doanh15 với tổng vốn 536,025 tỷ đồng; tăng 1.431 hộ kinh doanh, tương ứng tăng 30,48% so với giai đoạn 2011-2015 (1.431/4.695 hộ kinh doanh); ước tính vốn bình quân của mỗi hộ kinh doanh là 87,5 triệu đồng. Số hộ kinh doanh giải thể, chấm dứt hoạt động 2.327 hộ kinh doanh, chiếm tỷ lệ 38% số hộ kinh doanh thành lập mới, với tổng số vốn giảm 203,8 tỷ đồng; số lượng hộ kinh doanh giải thể tăng 786 hộ kinh doanh, tương ứng 51% so với giai đoạn 2011- 2015 (786/1.541 hộ kinh doanh); Tính lũy kế đến nay, trên địa bàn Huyện có 17.404 hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế huyện Bình Chánh phát triển theo hướng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại…Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của huyện Bình Chánh đạt 69.593 triệu đồng/người/năm, tăng 8% so với năm 2019 (64.020 triệu đồng/người/năm), tăng 1,7 lần so với năm 2015 (40,452 triệu đồng/người/năm) và 4 lần so với lúc khởi điểm xây dựng đề án nông thôn mới năm 2010 (17,39 triệu đồng/người/năm). Cụ thể như sau:
+ Năm 2019, thu nhập các xã nông thôn mới đạt: Xã Phạm Văn Hai: 62.748 triệu đồng.
Xã Vĩnh Lộc A: 66.468 triệu đồng. Xã Vĩnh Lộc B: 62.880 triệu đồng. Xã Bình lợi: 64.608 triệu đồng.
Xã Lê Minh Xuân: 65.028 triệu đồng. Xã Tân Nhựt: 60.984 triệu đồng. Xã Tân Kiên: 65.436 triệu đồng.
15Năm 2016: 1.287 hộ; năm 2017: 1.168 hộ; năm 2018: 1.159 hộ; năm 2019: 1.286 hộ; 6 tháng đầu năm2020: 1.226 hộ. 2020: 1.226 hộ.
Xã Phong Phú: 73.848 triệu đồng. Xã An Phú Tây: 69.804 triệu đồng. Xã Hưng Long: 61.644 triệu đồng. Xã Đa Phước: 61.680 triệu đồng. Xã Tân Quý Tây: 60.180 triệu đồng. Xã Bình Chánh: 64.200 triệu đồng. Xã Qui Đức: 58.668 triệu đồng.
+ Năm 2020, thu nhập các xã nông thôn mơi đạt: Xã Phạm Văn Hai: 67.769 triệu đồng.
Xã Vĩnh Lộc A: 71.788 triệu đồng. Xã Vĩnh Lộc B: 70.428 triệu đồng. Xã Bình lợi: 70.428 triệu đồng.
Xã Lê Minh Xuân: 70.876 triệu đồng. Xã Tân Nhựt: 67.691 triệu đồng. Xã Tân Kiên: 71.327 triệu đồng. Xã Phong Phú: 76.801 triệu đồng. Xã An Phú Tây: 73.989 triệu đồng. Xã Hưng Long: 67.191 triệu đồng. Xã Đa Phước: 67.724 triệu đồng. Xã Tân Quý Tây: 65.593 triệu đồng. Xã Bình Chánh: 69.341 triệu đồng. Xã Qui Đức: 63.361 triệu đồng.
Đến nay, 14/14 xã trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt chuẩn Tiêu chí số 10: Thu nhập (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), đạt 100%
2.3.2. Hộ nghèo
Giai đoạn 2010-2015, trên địa bàn Huyện có 11.938 hộ nghèo (có mức thu
nhập từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống), chiếm tỷ lệ 10,5% so với tổng số
hộ dân toàn Huyện (112.759 hộ). Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố đã 02 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn hộ nghèo (thu nhập bình quân hộ nghèo từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống áp dụng cho giai đoạn 2014-2015); đến cuối năm 2015 Huyện còn 1.290 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,92% so với tổng số hộ dân toàn Huyện (139.648 hộ).
nhập từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống) tại thời điểm ngày 01/8/2016 được thành phố công nhận trên địa bàn Huyện có 8.244 hộ, chiếm tỷ lệ 5,3% so với tổng số hộ dân trên địa bàn Huyện. Đến cuối năm 2018 Huyện còn 486 hộ, chiếm tỷ lệ 0,31% so với tổng số hộ dân toàn Huyện (155.643 hộ).
Giai đoạn 2019-2020. Đầu năm 2019 trên địa bàn Huyện còn 3.316 hộ nghèo có mức thu nhập từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng hộ dân toàn Huyện (194.538 hộ, thời điểm 01/01/2019). Đến nay, sau khi thực hiện kiểm tra hiệu quả giảm nghèo tổng số hộ nghèo còn lại trên địa bàn Huyện là 534 hộ, chiếm 0,27% và 1.335 hộ cận nghèo, chiếm 0,69% so với tổng số hộ dân toàn Huyện (194.538 hộ).
Qua 10 thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Bình Chánh không còn hộ nghèo có thu nhập từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống; số hộ nghèo có có thu nhập từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống là 534 hộ, chiếm tỷ lệ 0,27% (giảm 10,23% với 10.556 hộ so với năm 201016).
Đến nay, 14/14 xã trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt chuẩn Tiêu chí số 11: Hộ nghèo (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), đạt 100%.