Xã Vĩnh Lộc B

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 25 - 28)

+ Hiện trạng năm 2010: Chưa có Đồ án quy hoạch xã Nông thôn mới và đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 (qui hoạch phân khu).

+ Kết quả giai đoạn 2010-2015: Xã Vĩnh Lộc B được phệ duyệt qui hoạch tại các Quyết định số 5124/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2013 về duyệt Đề

án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phía tây Quốc lộ 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh – Khu I (Quy hoạch sử dụng đất – kiến trúc – giao thông); Quyết định số 4700/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2013 về duyệt Đề án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phía tây Quốc lộ 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh – Khu II (Quy hoạch sử dụng đất – kiến trúc – giao thông); Quyết định số 5082/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2013 về duyệt Đề án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phía tây Quốc lộ 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh – Khu III (Quy hoạch sử dụng đất – kiến trúc – giao thông).

Xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Lộc B theo Quyết định số 14993/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 chỉnh trang trục đường Vĩnh Lộc (Hương Lộ 80 cũ) tại xã Vĩnh Lộc B và xã Phạm Văn Hai theo Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2009; Dự án phát triển nhà ở khu dân cư Gia Phú tại ấp 6 (diện tích 5,16 ha) được duyệt đề án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, tỉ lệ 1/500 theo Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010; Dự án khu tái định cư 45 ha tại ấp 1 do Ban Quản lý Nâng cấp Đô thị Thành phố làm chủ đầu tư.

+ Kết quả giai đoạn 2016-2020: Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và các cán bộ tiếp xúc dân đã có hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người dân, đồng thời in và phát các tờ bướm tuyên truyền về thông tin quy hoạch cho ngưở dân trên địa bàn xã biết, thực hiện. Đề xuất dự án Cắm mốc giới và quản lý mốc giới các tuyến đường theo Đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

+ Phương hướng thực hiện giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch. Phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn thuộc Huyện tổ chức thực hiện việc cắm mốc chỉ giới và rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch theo thực tế.

Việc tổ chức triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch theo đúng quy định là cơ sở, phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, góp phần định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đánh giá: Đến nay, 14/14 trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt chuẩn Tiêu chí số 01: Quy hoạch (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố), đạt 100%.

2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (từ Tiêu chí 2 đến Tiêu chí 9):

Trong 10 năm qua, Thành phố đã phân bổ kinh phí cho huyện Bình Chánh 5.288,346 triệu đồng. Huyện đã triển khai đầu tư 1.000 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo Đề án xây dựng nông thôn mới các xã và danh mục đầu tư cấp bách đối với 02 xã Bình Hưng và thị trấn Tân Túc; trong đó giai đoạn 2010- 2015: đầu tư 475 công trình; giai đoạn 2016-2020: đầu tư 525 công trình, cụ thể:

2.2.1. Giao thông:

Trước năm 2010, hệ thống giao thông đường bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu giao thông, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội tại các xã trên địa bàn. Huyện có 990 tuyến đường, với chiều dài 702,108km; 126 cầu giao thông; 04 hầm chui.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Bình Chánh là 1.311 tuyến với chiều dài 1.696km. Trong đó: Có 88 tuyến đường với chiều dài 148km do Trung Tâm Quản lý hạ tầng Giao thông đường bộ, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng và Trung tâm Quản lý

đường hầm sông Sài Gòn quản lý; 374 tuyến đường với chiều dài 332km do Ủy ban nhân dân Huyện quản lý và 849 tuyến đường với chiều dài 1.216km do Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn quản lý. Hiện nay các tuyến đường này đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; Đồng thời, hiện nay các xã, thị trấn đang triển khai thực hiện các dự án nâng chất tiêu chí giao thông giai đoạn 2016-2020 đảm bảo các tuyến đường cơ bản được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa. Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu mang tính cấp thiết góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng mới; nhằm đảm bảo an toàn giao thông và phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Bình Chánh được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khang trang, sạch đẹp mang lại nhiều lợi ích thiết thực, trực tiếp cho người dân.

Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020, việc thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã và đầu tư từ các nguồn vốn khác: vốn ngân sách tập trung, vốn lồng ghép, nguồn vốn xã hội hóa… đã thực hiện làm mới, nâng cấp, cải tạo được 709 công trình giao thông nông thôn10 với tổng chiều dài 713,539 km, cụ thể:

+ Đường trục xã, liên xã 56 tuyến (155,735km); + Đường trục ấp, liên ấp 190 tuyến (247,34km); + Đường ngõ xóm 358 tuyến (196,559km); + Đường nội đồng 76 tuyến (113,911km); + 29 cầu nông thôn.

Ngoài ra, huyện Bình Chánh đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn đóng góp kinh phí thực hiện đặt cống và bêtông hóa 622 tuyến hẻm <500m với tổng chiều chiều dài 140,8km.

a) Xã An Phú Tây

+ Hiện trạng năm 2010: trên địa bàn xã có 24 tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài là 17.657m. Mặc dù được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông trong xã. Tuy nhiên, hệ thống giao thông xã nhìn chung vẫn cần có những định hướng nâng cấp, mở rộng kịp thời một số tuyến đường chính để giúp việc cho việc đi

10Trong đó:

Giai đoạn 2010-2015 là 431 công trình, với chiều dài 471,28km, trong đó đường trục xã, liên xã 42 tuyến (134,753km); trục ấp, liên ấp 101 tuyến (152,94km); đường ngõ xóm 228 tuyến (89,703km); đường nội đồng 60 tuyến (93,89km); Giai đoạn 2016-2020 là 278 công trình, với chiều dài 242,259km, trong đó đường trục xã, liên xã 14 tuyến (20,982km); trục ấp, liên ấp 89 tuyến (94,4km); đường ngõ xóm 130 tuyến (106,856km); đường nội đồng 16 tuyến (20,021km); 29 cầu nông thôn.

lại của người dân được thuận tiện hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở xã.

+ Kết quả giai đoạn 2010-2015: Xã đã thực hiện đầu tư nâng cấp và mở rộng 02 tuyến giao thông trục xã, liên xã dài 1.649 m (trong đó có 01 tuyến đường kết cấu bê tông nhựa nóng dài 1.127 m và 01 tuyến đường kết cấu láng nhựa dài 522 m). Đầu tư thi công 02 tuyến giao thông trục xã, liên xã dài 2.227 m có kết cấu bê tông nhựa nóng. Đến nay cuối năm 2015, hệ thống giao thông của xã cơ bản đã được khai thác sử dụng tốt, phục vụ thuận tiện cho nhân dân đi lại và phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mặc dù đã được đầu tư đường bê tông nhựa nóng nhưng hệ thống mương thoát nước là mương đất, chưa được đầu tư, chưa thu nước được trong khu dân cư và chưa đấu nối được với hệ thống mương thoát nước hiện hữu của xã, dẫn đến mùa mưa thường xảy ra ngập úng ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Nhìn chung, hệ thống giao thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân đi lại và tác động tích cực trong thu hút đầu tư.

+ Kết quả giai đoạn 2016-2020: Đã thực hiện nâng cấp, mở rộng 15 công trình giao thông nông thôn. Thực hiện duy tu, dặm vá 42 tuyến hẻm trên địa bàn xã, các tuyến đường hẻm, tổ trên địa bàn xã đều đã được bê tông hóa hoặc cấp phối dá dăm bảo đảm cho giao thông đi lại thuận tiện.

+ Phương hướng thực hiện giai đoạn 2021-2025: Rà soát, đề xuất thực hiện, duy tu, dặm vá, sửa chữa các tuyến đường giao thông xuống cấp; đồng thời có biện pháp tăng cường quản lý đảm bảo hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, nhất là phạm vi hành lang lộ giới, lòng lề đường, hệ thống cống mương thoát nước trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w