14 Giai đoạn 2010-2015: Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 109 công trình.
2.2.7. Thông tin và truyền thông:
Về điều kiện đạt đối với xã có điểm phục vụ bưu chính: Trên địa bàn huyện Bình Chánh có 22 điểm phục vụ bưu chính (11 Bưu cục và 11 Bưu điện văn hóa xã thuộc Bưu điện huyện), được bố trí điều trên địa bàn 16 xã, thị trấn. Ngoài ra, 01 Bưu cục của Công ty Cổ Phần chuyển phát nhanh Kerry TTC tại thị trấn Tân Túc, 01 Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, hạ tầng cáp quang phát triển đồng bộ, bền vững, đảm bảo cung cấp đến từng hộ gia đình.
Về điều kiện đạt đối với xã có điểm dịch vụ viễn thông, Internet: Trên địa bàn Huyện có 106 ấp, khu phố đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại (cố định và di động), có 263 điểm dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy cập Internet. Có 372 trạm thu phát sóng thông tin di động đảm bảo cung cấp dịch vụ điện thoại di động và internet di động (3G, 4G) đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho người dân trên địa bàn.
Về điều kiện đạt đối với xã có ứng dụng công nghệ thông tin: Đảng ủy 16
xã, thị trấn trên địa bàn Huyện đều có trang bị máy vi tính và có sử dụng phần mềm do Thành ủy triển khai. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 16 xã, thị trấn đều có trang bị máy vi tính được đảm bảo (Tân Túc 27/38, Phạm Văn Hai 34/48, Vĩnh Lộc A 68/84, Vĩnh Lộc B 59/89, Bình Lợi 38/40, Lê Minh Xuân 46/50, Tân Nhựt 31/40, Tân Kiên 53/54, Bình Hưng 46/64, Phong Phú 37/68, An Phú Tây 34/37, Hưng Long 40/44, Đa Phước 28/43, Tân Quý Tây 34/40, Bình Chánh 41/44, Qui Đức 29/36) đều được kết nối mạng Internet băng rộng. Sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc do Sở Thông tin và Truyền thông
triển khai đạt 100%. Các xã đều có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành. Việc phát triển mạng lưới truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành lãnh đạo thực hiện công việc, tạo ra một bước thay đổi mới trong quy trình xử lý thông tin, giải quyết công việc chuyên môn góp phần giảm được thời gian, công sức, tiết kiệm được nhân lực và giải quyết nhanh, kịp thời công việc hàng ngày góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Về điều kiện đạt đối với xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các ấp: Có 14/14 xã có hệ thống loa truyền thanh đến các ấp gồm:12 trạm phụ, 236 cụm thu, phát tiếp sóng phát thanh. Phối hợp với Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II thực hiện đo, kiểm tra chất lượng thiết bị Truyền thanh không dây hiện đang hoạt động tại các xã để làm cơ sở cấp phép một số đài Truyền thanh không dây. Thường xuyên thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội..., Trạm truyền thanh các xã còn tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các nội dung, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến người dân, thời lượng mỗi ngày 02 lần/ngày (từ 05 giờ 00 đến 07 giờ 00 và từ 17 giờ 00 đến 19 giờ 00).
Giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác tuyên tuyền đến các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần chúng, cán bộ đảng viên tại cơ sở có nhận thức cao, thống nhất về quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, chương trình phát triển nông thôn mới. Từ đó, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tổ chức trong tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (trên Đài Truyền thanh huyện và các trạm truyền thanh tại các xã, thị trấn tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của các tổ chức, đặc biệt là những bài nêu cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả, phản ánh những mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới qua các tổ chức các ban ngành, tổ chức Hội, đoàn thể chính trị các cấp…, qua các hình thức cổ động trực quan (panô, khẩu hiệu…). Tuyên truyền đến nhân dân qua hệ thống báo cáo viên, tuyên tuyền viên (bằng các tài liệu hỏi - đáp, sổ tay với nội dung xoay quanh chương trình xây dựng nông thôn mới…).
- Tiếp tục phối hợp Bưu điện Bình Chánh phát huy điểm dịch vụ phục vụ bưu chính, viễn thông cho người dân.
- Vận động người dân đầu tư các dịch vụ viễn thông, di động, dịch vụ truy cập internet. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ Bưu chính viễn thông một cách dễ dàng.
- Tổ chức để người dân được đọc sách, báo miễn phí tại các điểm sinh hoạt tại các ấp, các điểm sinh hoạt liên tổ nhân dân…
- Triển khai cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng tại các điểm sinh hoạt tại các ấp, cụm dân cư đông… nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, phù
hợp với xu thế phát triển của Viễn Thông - Công nghệ Thông tin thời gian tới. - Triển khai thực hiện cổng/trang thông tin điện tử có chức năng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3-4.
- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo Đài truyền thanh Huyện, Đài truyền thanh xã và trạm thu phát thanh đạt chuẩn đúng theo hướng dẫn Sở Thông tin và Truyền thông.
Đến nay, 14/14 xã trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt chuẩn Tiêu chí số 8: Thông tin truyền thông (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), đạt 100%.