Giáo dục và Đào tạo:

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 74 - 79)

29 Tại số 4A181 Thanh Niên, ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.

2.4.1. Giáo dục và Đào tạo:

Trong 10 năm qua, kết quả công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi huyện Bình Chánh đã tiếp tục duy trì, phát triển và nâng cao. Trình độ dân trí từng bước được nâng cao, người dân đã quan tâm đến việc học tập của con em từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện tại các cơ sở giáo dục.

Công tác vận động người còn mù chữ mức độ 1 và mức độ 2 ra lớp và tổ chức giảng dạy đảm bảo theo yêu cầu góp phần nâng cao tỷ lệ xóa mù chữ của Huyện. Công tác vận động học viên ra học các lớp phổ cập giáo dục trên địa bàn các xã, thị trấn và tại trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện được các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo nên đã huy động được các học viên có nhu cầu theo học.

Các trường tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, tăng cường đầu tư vào chuyên môn, chú ý bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu, duy trì, đảm bảo sĩ số học sinh, làm tốt công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông được duy trì và nâng cao từng năm

Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả Phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi: + Tiêu chuẩn 1: Huy động 100%. (tăng 7,22% so với năm 2011) + Tiêu chuẩn 2: 2 buổi/ngày: 100%.

+ Tiêu chuẩn 3: Chuyên cần: 99,97%. (tăng 0,01%)

+ Tiêu chuẩn 4: Hoàn hành chương trình: 99,99%. (tăng 0,08%)

+ Tiêu chuẩn 5: suy dinh dưỡng thấp còi: 0,01 %; suy dinh dưỡng nhẹ cân: 0,09 %.

năm 2011)

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 97,48% (tăng 5% so với năm 2011) Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc THPT, TCCN và trung cấp nghề: 98,08%

Tỷ lệ xóa mù chữ (từ 15-35 tuổi): 99,94% (tăng 0,37% so với năm 2011) Tỷ lệ xóa mù chữ (từ 15 tuổi trở lên): 99,78% (tăng 1,8% so với năm 2011) Huyện Bình Chánh đã thông tin, tuyền truyền các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức; về các cơ sở dạy nghề động miễn phí cho người khuyết tật, gia đình khó khăn đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các hội đoàn thể huyện. Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tạo nghề (Quyết định Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…); Giai đoạn 2010-2015: Đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 11.763 lượt người. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên qua đào tạo của 14 xã xây dựng nông thôn mới 77,33% (188.161/243.327 người). Giai đoạn 2016-2020: Đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 14.947 lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 89,67% (345.443/385.244 người).

Đến nay, 14/14 xã trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt chuẩn Tiêu chí số 14: Giáo dục và đào tạo (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), đạt 100%.

2.4.2. Y tế

Huyện Bình Chánh tập trung thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất tại các trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn về cơ sở vật chất, đến nay có 14/14 xã đạt tiêu chí về y tế. Số lượng người dân tham gia khám chữa bệnh tại các Trạm Y tế xã là 491.955 lượt (đạt 1.186 lượt người/ngày), trong đó khám Bảo hiểm y tế là 194.141 lượt, khám BHYT người nghèo 334 lượt, trẻ em dưới 6 tuổi 20.131 lượt. Trên địa bàn huyện Bình Chánh có 01 Bệnh viện Huyện với quy mô 300 giường bệnh (xây dựng Bệnh viện mới với diện tích 03ha, quy mô giai đoạn 1 là 300 giường bệnh nội trú); Trung tâm Y tế Dự phòng được xây dựng mới với diện tích 3.000m2 vừa đưa vào hoạt động (có đủ 03 phòng chức năng và 08 khoa) và 14 trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có 156 phòng khám tư nhân (tăng 100 phòng so với năm 2010) phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Huyện. Tổng số người dân tham gia Bảo hiểm Y tế là 699.329/730.477 người đạt tỷ lệ 95,7%. Trung tâm Y tế Huyện đang phối hợp với Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố tiến hành điều tra, cân đo để thống kê trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Năm 2020, tổng số trẻ được cân đo 24.207 trong đó phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 495 chiếm tỷ lệ 2,04%, so với quy định là ≤ 14,3%.

Đến nay, số giường bệnh đạt 28 giường/10.000 dân (chỉ tiêu 42 giường/10.000 dân), trong đó: Bệnh viện Bình Chánh 300 giường, Trung tâm Y tế Huyện 10 giường, Trạm Y tế xã-thị trấn là 32 giường, Bệnh viện Nhi đồng thành phố 1.000 giường và bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân là 500 giường. Tỷ lệ 10 bác sỹ/10.000 dân (chỉ tiêu 20 bác sỹ/10.000 dân), trong đó:tổng số bác sĩ tại huyện Bình Chánh có 686 bác sĩ (Bệnh viện Bình Chánh: 93 bác sĩ, Phòng Y tế: 04 bác sĩ, Trung tâm Y tế Huyện: 14 bác sĩ, Trạm Y tế xã-thị trấn: 18 bác sĩ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: 288 bác sĩ, Bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân: 80 bác sĩ, bác sĩ trong hệ thống y tế ngoài công lập: 189 bác sĩ). 16/16 Trạm y tế xã-thị trấn đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về chuyên môn. Hiện có 16/16 Trạm Y tế xã, thị trấn được thẩm định đủ năng lực khám bảo hiểm y tế ban đầu và đã triển khai khám bảo hiểm y tế. 100% Trạm Y tế có bác sĩ; 04 phòng khám bác sĩ gia đình (Trạm Y tế xã Hưng Long, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc). Trang thiết bị của Trạm Y tế: 14/16 Trạm y tế được trang bị máy siêu âm, 13/16 Trạm y tế được trang bị máy điện tim; 05/16 trạm Y tế được trang bị máy xét nghiệm.

Đến nay, 14/14 xã trên địa bàn huyện Bình Chánh đạt chuẩn Tiêu chí số 15: Y tế (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), đạt 100%.

2.4.3. Văn hóa:

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá là phong trào mang tính xã hội rộng lớn, có ý nghĩa chính trị sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân. Mục đích của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá là góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân, đồng thời thông qua phong trào là điều kiện, là môi trường tốt cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, khôi phục và phát triển các giá trị thuần phong mỹ tục, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thắt chặt hơn mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, cũng như khơi dậy phong trào văn hóa ở cơ sở.

Qua 10 năm triển khai thực hiện, đến nay phong trào“Toàn dân rèn luyện

thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn việc phát triển phong trào thể dục, thể

thao với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu phố văn minh có nhiều chuyển biến tích cực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Phong trào tập luyện thể dục thể thao của quần chúng nhân dân ở khu dân cư những năm qua không chỉ phát triển mạnh. Với phương châm mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, hoạt động thể dục thể thao đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của bộ phận đông đảo nhân dân ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Phát triển các câu lạc bộ thể dục, thể thao cấp cơ sở trung bình đạt 30 câu lạc bộ thể thao hàng năm.

Hoạt động thể dục thể thao trong cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động ngày càng phát triển. Trong 10 năm qua, hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Thể thao Việt Nam và Ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục và sức khỏe”, kêu gọi Toàn dân tập luyện thể dục - thể thao, huyện thường xuyên tổ chức lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe Toàn dân, có hơn 2.550 lượt người tham gia. Liên đoàn Lao động huyện đã tổ chức 10 lần hội thao các môn bóng đá, bóng bàn, cầu lông, kéo co, cờ tướng, nhảy bao bố, đua xe đạp chậm, đua thuyền,… với 21.277 lượt vận động viên tham gia; Công đoàn cơ sở đã tổ chức 344 cuộc hội thao với 48.937 lượt công nhân viên chức lao động tham gia. Đến nay, có 65,5% công nhân viên chức, người lao động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Bình Chánh các cấp đã duy trì tốt phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước”, triển khai phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với Ngày hội thanh niên khỏe “Chạy vì sức khỏe cộng đồng”, giải việt dã “Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”,... đã thu hút gần 70% thanh niên tham gia. Thông qua các hoạt động thể dục thể thao góp phần đoàn kết tập hợp, giáo dục đạo đức, nâng cao sức khoẻ cho thanh thiếu nhi.

Hoạt động thể dục thể thao trong đối tượng người cao tuổi cũng đã được quan tâm. Hàng năm Hội Người cao tuổi các tổ chức ngày Hội giao lưu giữa các câu lạc bộ dưỡng sinh, thu hút hàng nghìn hội viên người cao tuổi ở các câu lạc bộ tham gia.

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã lan tỏa xuống từng hộ gia đình, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia luyện tập để giữ gìn sức khỏe, xây dựng cuộc sống vui tươi lành mạnh; tại các công viên, các tuyến đường nông thôn mới vào buổi sáng có nhiều người tham gia đi bộ luyện tập tạo nên nét mới cho cuộc sống văn minh đô thị, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể thao thường xuyên đạt chỉ tiêu đề ra 31,48% (năm 2020).

Công tác xây dựng “Gia đình văn hóa” được triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định từ việc tổ chức đăng ký đến bình xét, công nhận và cấp Giấy chứng nhận cho các hộ đạt chuẩn Gia đình văn hóa. Việc bình xét Gia đình văn hóa được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ những nội dung được chú ý khi bình xét Gia đình văn hóa là việc chấp hành luật pháp của Nhà nước về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, gia đình không có người mắc tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường, gia đình hòa thuận, không có bạo lực trong gia đình, tham gia sinh hoạt tổ nhân dân-tổ dân phố và tương trợ cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xem đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển tiêu biểu; Có nhiều gia đình văn hóa là tấm gương điển hình trong cộng đồng dân cư là nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố và Trung ương nhiều năm liền: Hộ ông Trần Tứ Vương (trồng mai vàng ở xã Bình Lợi), Ông Nguyễn Đình Tứ (trồng bười da xanh ở xã Phạm Văn

Hai), hộ bà Lê Thị Lẹ ấp 2 xã An Phú Tây đã tự nguyện hiến 1.200m2 đất làm đường trị giá hơn 4,3 tỷ đồng, hộ ông Trần Trọng Khoa, cư ngụ tại ấp 2 xã Bình Chánh, hộ ông Chung Ngọc Thành, ấp 1 xã Bình Chánh, hộ bà Võ Thị Chắc ấp 2 xã Hưng Long…. gương mẫu thực hiện và đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa nhiều năm liền, tham gia tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, động viên, giúp đỡ thanh niên hồi gia, là nồng cốt trong việc vận động nhân dân thực tốt nếp sống văn minh đô thị-mỹ quan đô thị, giáo dục con tốt, thành tài, tích cực giúp đỡ láng giềng…

Có thể nói phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá là phong trào mang tính xã hội rộng lớn, có ý nghĩa chính trị sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân. Mục đích của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá là góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân, đồng thời thông qua phong trào là điều kiện, là môi trường tốt cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, khôi phục và phát triển các giá trị thuần phong mỹ tục, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thắt chặt hơn mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, cũng như khơi dậy phong trào văn hóa ở cơ sở.

Trong những năm qua, nhiều phong trào của các ngành, đoàn thể cũng được hình thành và hoạt động rộng khắp trên toàn Huyện, nhưng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới là phong trào có sức hút, sức lan tỏa nhanh, mạnh, được các cấp, các ngành và nhất là quần chúng nhân dân toàn Huyện tích cực hưởng ứng và trở thành phong trào hành động cách mạng trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới. Có thể khẳng định, từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã làm chuyển biến nhiều phong trào ở cơ sở, nhanh chóng đi vào cuộc sống, hoạt động ngày càng đi vào nề nếp, thực sự có hiệu qủa, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn ở Bình Chánh như: đời sống kinh tế của nhân dân không ngừng được nâng cao, hộ đói không còn, số hộ nghèo ngày càng giảm, số hộ khá, giàu tăng lên; tình làng nghĩa xóm được củng cố; nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều tiến bộ, giảm dần các hủ tục lạc hậu; cảnh quan, vệ sinh môi trường được cải thiện; các chỉ tiêu xã hội về y tế, giáo dục được thực hiện tốt, giảm dần tệ nạn xã hội; người dân nâng cao ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nổi bật nhất là nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới đã tự nguyện hiến đất để cải tạo, nâng cấp xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi và tham gia các hoạt động hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày càng nhiều.

Từ những kết quả thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, năm 2000, trên địa bàn Huyện có 21.976 hộ đạt “Gia đình văn hóa” (chiếm tỷ lệ 61,74% so với tổng số hộ dân), đến nay có 108.016/111.910 (96,52%) hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” trong đó, có rất nhiều hộ đạt “Gia đình văn hóa” liên tục từ 3 năm trở lên. Trong 20 năm, có 12.460 gia đình văn hóa tiêu biểu được biểu dương khen thưởng (trong đó Thành phố khen thưởng 135 gia đình; Ủy ban nhân dân Huyện khen thưởng 1.909 gia đình; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khen

thưởng là 10.416 gia đình).

Ngay từ những năm đầu phát động phong trào, các ấp, khu phố tiêu biểu đã đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa. Năm 1997, ấp 4 xã Đa Phước - là ấp đầu tiên của Huyện và Thành phố đăng ký xây dựng Ấp văn hóa (6/12/1997); đến năm 2000 có 14 ấp đăng ký xây dựng ấp văn hóa. Tính đến thời điểm hiện nay

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w