Môi trường (Tiêu chí 7):

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 136 - 142)

3. Kết quả thực hiện 09 tiêu chí huyện nông thôn mới:

3.7. Môi trường (Tiêu chí 7):

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn: + Có đề án hoặc kế hoạch hoặc phương án quản lý (giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý) chất thải rắn trên địa bàn huyện được phê duyệt và triển khai thực hiện, bao gồm các hạng mục công trình, biện pháp, nhân lực, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo yêu cầu.

+ Khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện (nếu có) phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và phải đảm bảo.

- Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường:

+ Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường.

+ Có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường để thu gom, phân loại, lưu giữ, tái chế, thu hồi hoặc xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đúng quy định; thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên.

+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản ngoài các yêu cầu tại điểm a và điểm b khoản này phải tuân thủ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và các quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường.

+ Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung ngoài các yêu cầu tại điểm a và điểm b khoản này phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi theo

quy định tại Luật Thú y, Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

+ Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung (trừ cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung) phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định tại điểm a khoản này; đồng thời, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định tại Điều 67 Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Cở sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung trong cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung phải thực hiện theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản này; đồng thời, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp (trừ cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung) phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định tại điểm a khoản này; đồng thời, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp theo quy định tại Điều 66 Luật bảo vệ môi trường và Chương III, Chương IV Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện:

* Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện: Triển khai

thực hiện Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 15 tháng 08 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện Bình Chánh, giai đoạn 2017 - 2020, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Bình Chánh được ban hành kèm theo 4252/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố; kết hợp với việc ban hành các kế hoạch, tổ chức các hoạt động, phong trào… nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Cuộc vận động “Người

dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” trên địa bàn Huyện, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quét rác, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh và hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt tại nguồn của Hợp tác xã và các công ty tư nhân, đảm bảo 100% chất thải sinh hoạt được thu gom và xử lý theo quy định. Hàng năm, vận động người dân thực hiện chương trình tuần thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình. Riêng đối với các cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại, huyện sẽ tổ chức kiểm tra việc lưu giữ, đăng ký với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý và sẽ xử phạt theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tổ chức thu gom, vận chuyển xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016.

* Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ thực hiện đúng các quy định về môi trường: Huyện thường xuyên thực hiện công tác thông tin tuyên truyền bảo vệ

môi trường trong sản xuất, đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Hoạt động kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có kiến nghị theo đúng quy định pháp luật. Qua đó, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm đối với các đơn vị vi phạm. Đảm bảo tất cả các cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản... Đến nay, tỷ lệ 100% các cơ sở thực hiện các quy định về môi trường; hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô hộ gia đình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất.

- Các nội dung đã thực hiện:

* Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn:

Xây dựng đề án hoặc kế hoạch hoặc phương án quản lý (giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý) chất thải rắn trên địa bàn huyện:

Ủy ban nhân dân Huyện đã xây dựng “Đề án nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Bình Chánh, giai đoạn 2016 – 2020” và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định 4252/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016. Qua triển khai thực hiện đã đạt được kết quả như sau: Chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế: hiện nay trên địa bàn huyện phát sinh lượng chất thải rắn công nghiệp

108.960 kg/ngày, chất thải nguy hại 545 kg/ngày và chất thải y tế khoảng 232 kg/ngày tại 68/68 bệnh viện, cơ sở y tế và 362/362 cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 249/249 cơ sở nguy cơ ô nhiễm và 3.327/3.327 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen cài trong khu dân cư có phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế đã lưu giữ và chuyển giao xử lý đúng quy định đạt 100%, chất thải công nghiệp được thu gom, lưu chứa và bán dưới dạng phế liệu; chất thải nguy hại số lượng rất ít, được lưu giữ tại xưởng sản xuất. Chất thải nguy hại hộ gia đình và bao bì, thuốc bảo vệ thực vật: bố trí 94 thùng rác và cống bảo quản để chứa vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng trồng rau, lúa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân thực hiện lưu chứa tạm thời vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tập trung đúng nơi quy định, và 36 điểm thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình tại Văn phòng ấp để thu gom xử lý theo Chương trình thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình hàng năm (đã thu gom được khoảng 1705kg). Chất thải rắn sinh hoạt: địa bàn huyện phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt vào khoảng 423,5 tấn/ngày, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tại các khu vực tuyến đường, khu dân cư đảm bảo điều kiện thu gom phải được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, không còn phát sinh bãi rác tự phát trên các tuyến đường, qua thống kê, tỷ lệ đăng ký thu gom rác trên các tuyến đường chính đạt 100%, tỷ lệ đăng ký thu gom rác trên toàn địa bàn huyện đạt 97,06% (169.209/174.331 hộ, gồm 29.291 hộ nhà trọ công nhân, người lao động thuê), đối với những khu vực mà lực lượng thu gom rác không thể thu gom, Ủy ban nhân dân Huyện đã phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường biên soạn và phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ủ phân compost để Ủy ban nhân dân xã – thị trấn triển khai đến các hộ gia đình thực hiện, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý đạt 100%. Ngoài ra sẽ tiến hành rà soát, thí điểm bố trí các điểm tập kết tạm tại khu vực thuận tiện cho phương tiện thu gom thực hiện.

Đến ngày 07 tháng 12 năm 2020, địa bàn Huyện được trang bị 6.411 thùng chứa rác công cộng để hạn chế hành vi xả rác thải không đúng quy định (trong quá trình sử dụng đã hư hao, mất 1.062 thùng). Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện đang phối hợp cùng Công ty Cổ phần công nghệ xanh GODA tiến hành khảo sát, lắp đặt các thùng rác công cộng 02 ngăn phục vụ công tác phân loại rác tại nguồn trên các tuyến đường của Huyện, dự kiến lắp đặt 1030 thùng. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện đã triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” và “Xây dựng Thành phố Xanh - Thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025” trên địa bàn Huyện theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2020 đã đạt được một số kết quả: Công tác đối thoại với người dân về vệ sinh môi trường: đã thực hiện 382 cuộc đối thoại. Ký cam kết không xả rác ra đường và kênh rạch: đã thực hiện 194.129 bản, đạt 94,28%; có 11 xã đã đạt 100% gồm: Bình Lợi, Tân Kiên, Phong Phú, Đa Phước, Tân Nhựt, Qui Đức, Vĩnh Lộc B, An Phú Tây, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A. Kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh: xử lý 127/127 thông tin, Đạt 100%. Kết quả xử lý

các điểm rác thải: đã xóa 43/43 điểm đen đạt tỷ lệ 100%, trong đó đã chuyển hóa thành bồn hoa, công viên nhỏ được 12 điểm. Xử lý vi phạm về thải bỏ rác không đúng nơi quy định: nhắc nhở khắc phục tại chỗ 156 trường hợp, ban hành Quyết định xử phạt 106 trường hợp. Camera an ninh kết hợp xử lý đổ thải rác: đến nay đã lắp đặt 1.024 mắt camera. Về công nhận các danh hiệu: Danh hiệu “Khu phố - ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”: 76/106 khu phố, ấp được công nhận cấp huyện, đạt tỉ lệ 71,69% (chỉ tiêu có hơn 70%). Danh hiệu “Xã – thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch”: 15/16 xã, thị trấn được công nhận cấp huyện, đạt tỉ lệ 93,75% (chỉ tiêu có hơn 90%). Danh hiệu “Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh”: 65 công trình được công nhận cấp huyện và 01 công trình được công nhận cấp Thành phố. Về công nhận “Phường - xã - thị trấn sạch”, “Phường - xã - thị trấn sạch và xanh” và “Phường - xã - thị trấn sạch, xanh và thân thiện môi trường” cấp huyện theo Quyết định số 2660/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố việc ban hành các tiêu chí đánh giá và quy trình công nhận “Phường - xã - thị trấn sạch”, “Phường - xã - thị trấn sạch và xanh” và “Phường - xã - thị trấn sạch, xanh và thân thiện môi trường”: Đến ngày 23 tháng 9 năm 2020: 09 “Phường - xã - thị trấn sạch và xanh” và 03 “Phường - xã - thị trấn sạch, xanh và thân thiện môi trường” cấp huyện.

Khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện: Địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh có hình thành Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước do Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam làm chủ đầu tư, đi vào hoạt động từ năm 2007. Bãi chôn lấp với diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3, với công suất thiết kế 10.000 tấn rác/ngày. Nhà máy tái chế và xử lý chất thải công nghiệp, nguy hại tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước do Công ty CP Kho vận Giao nhận Ngoại thương Mộc An Châu làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng ngày 20 tháng 12 năm 2019. Dự án có quy mô 17ha, với công suất xử lý 500 tấn /ngày.

* Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường:

Hồ sơ, thủ tục về môi trường: Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh chất thải, cần giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường: trên địa bàn Huyện có 68/68 bệnh viện, cơ sở y tế và 362/362 cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 249/249 cơ sở nguy cơ ô nhiễm đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết, hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản, hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc hồ sơ tương đương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đăng ký Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký) và báo cáo định kỳ công tác quản lý chất thải nguy hại hằng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các cơ sở

Một phần của tài liệu 2bc_ket_qua_de_an_ntm_huyen_bc_gd_2010__2020 (3) (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w