BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

Một phần của tài liệu Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Trang 31)

TRÚC THƯỢNG TẦNG

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng

* Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội nhất định.

* Kết cấu của cơ sở hạ tầng: bao gồm quan hệ sản xuất thống

trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới. trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm vị trí chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác,định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội,giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định.

Như vậy hệ thống quan hệ sản xuất có vai trò :

- Là hình thức kinh tế - xã hội cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất.

- Là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

b. Khái niệm và kết cấu của kiến trúc thượng tầng

* Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình

thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.

* Kết cấu của kiến trúc thượng tầng :

- Các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức…)

- Các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (nhà nước, chính đảng, giáo hội..)

2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

- Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng.

- Tính chất của KTTT là do tính chất của CSHT quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị kinh tế cũng chiếm địa vị thống trị về chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.

Một phần của tài liệu Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)