những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong giai cấp đó như : tầng lớp công
Thuyết trình, nêu vấn đề, chứng minh… Phấn, Bảng, Máy tính, máy chiếu, Giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan
nhân lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia … khái niệm này còn chỉ những nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội nhất định như : tầng lớp công chức, tri thức, tiểu nông …
b. Nguồn gốc hình thành giai cấp.
- Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Do chiếm hữu TLSX làm phân biệt địa vị của các tập đoàn người trong quá trình sản xuất, làm cho tập đoàn người này có thể chiếm đoạt lao động thặng dư của tập đoàn khác. - Nguồn gốc gián tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do tình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất.
c. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, pháttriển cuả xã hội có đối kháng giai cấp triển cuả xã hội có đối kháng giai cấp
- Đấu tranh giai cấp: là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ bị áp bức và lao động chống bọn đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản.
- Bản chất của đấu tranh giai cấp là các giai cấp bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh nhằm chống lại áp bức bóc lột, tức là nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế, chính trị xã hội giữa giai cấp bị thống trị và giai cấp thống trị.
- Trong các cuộc đấu tranh giai cấp thì vấn đề chính quyền nhà nước và quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.