1. Khái niệm và nguyên nhân của cách mạng XHCN a) Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa: là cuộc cách mạng nhằm thay
thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
b. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Nguyên nhân khách quan: mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất phát triển mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Nguyên nhân chủ quan: Giai cấp công nhân nhận thức được
sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa khi có thời cơ cách mạng.
2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hộichủ nghĩa chủ nghĩa
a. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa: là giải phóng
giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tộc bị nô dịch, đồng thời giải phóng xã hội khỏi sự trì trệ để tiếp tục phát triển trên con đường tiến bộ văn minh.
+ Giai đoạn thứ nhất: giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột và “phải giành chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”.
+ Giai đoạn thứ hai: giai cấp công nhân phải tập hợp nhân dân lao động tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện “xoá bỏ tình trạng người bóc lột người”. Đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xoá bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.
b. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, trao đổi với SV… Giáo trình, Máy tính, máy chiếu, phấn, bảng…
Động lực chủ yếu của CMXHCN là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
c. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Trên lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải đập tan nhà
nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, đưa người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Tiếp theo là làm sâu rộng thêm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp, gắn người lao động với tư liệu sản xuất.
+ Phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
+ Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, do vậy, năng suất lao động, hiệu quả công tác là thước đo đánh giá hiệu quả của mỗi người đóng góp cho xã hội. - Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là những người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại. Giải phóng người lao động, hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội.
Thuyết trình, nêu vấn đề, trao đổi với sinh viên… Giáo trình, Máy tính, máy chiếu, phấn, bảng… Tiết 72
3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
a. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giaicấp công nhân với giai cấp nông dân cấp công nhân với giai cấp nông dân
- Tính tất yếu:
+ Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân thì giai cấp công nhân không thể giữ được chính quyền nhà nước.
Thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, trao đổi với SV… Giáo trình, Máy tính, máy chiếu, phấn, bảng…