Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Một phần của tài liệu Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Trang 59 - 60)

IV. CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

- Tư bản thương nghiệp: là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp

- Nguyên nhân xuất hiện tư bản thương nghiệp

+ Do sản xuất phát triển đòi hỏi tách khâu sản xuất chuyên cho một số người và một số người khác chuyên khâu lưu thông hàng hoá

+ Một nhà tư bản thương nghiệp có thể phục vụ nhiều tư bản công nghiệp  chi phí lưu thông giảm

+ Cần có những nhà tư bản am hiểu kỹ thuật thương mại, thị trường  xuất hiện tư bản thương nghiệp

- Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vừa độc lập với tư bản công nghiệp.

+ Tốc độ, quy mô của tư bản thương nghiệp phụ thuộc quy mô vào sản xuất của tư bản công nghiệp.

+ Tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hoá, độc lập làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá

- Lợi nhuận thương nghiệp

+ Khái niệm: lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất mà tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp, để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng hóa.

+ Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp

VD: Tư bản công nghiệp (sản xuất):

W = 720C + 180V + 180m =1080

m 180

P’CN = --- x100% = --- x100% = 20% c + v 720 + 180

Nhưng để bán chỗ hàng hoá trên nhà tư bản thương

nghiệp phải bỏ ra 100. Do vậy tỷ xuất P’ sản xuất và lưu thông sẽ là:

180

P’SX+LT = --- x 100% = 18% 720 + 180 + 100

Nhà tư bản công nghiệp bán hàng hoá với giá 1062 và nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá với giá 1080 (đúng giá trị)  lợi nhuận thu được là 18.

Một phần của tài liệu Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)