Các nhân tố bên ngoài tác động tới quy chế trả lương gồm 4 nhân tố: Quy định của nhà nước về tiền lương; Trình độ phát triền khoa học kỹ thuật; Mức tiền lương trên thị trường và đối thủ cạnh tranh; Cung cầu lao động trên thị trường và giá cả sinh hoạt.
1.3.1.1. Những quy định của Nhà nước về tiền lương
Quy định của nhà nước mà trọng tâm là chính sách tiền lương tác động tới quy chế trả lương của doanh nghiệp. Chính sách tiền là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, chính sách tiền lương giúp Nhà nước điều tiết thị trường lao động, điều tiết thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các vùng, ngành nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Do đó, chính sách tiền lương tác động trực tiếp đến quy chế trả lương
của doanh nghiệp, quy chế trả lương của doanh xây dựng phải tuân thủ các quy định của nhà nước về tiền lương. Khi chính sách tiền được sửa đổi, cải cách có các quy định mới thì quy chế trả lương của doanh nghiệp cũng phải được chỉnh sửa để phù hợp với các quy định này. Chính sách tiền lương hiện hành gồm: tiền lương tối thiểu; quy định về thang lương, bảng lương; quy định về quản lý tiền lương.
- Tiền lương tối thiểu: Chính phủ quy định, mức lương tối thiểu theo 4 vùng đối với doanh nghiệp, vùng I: 3.100.000 đồng, vùng II: 2.750.000 đồng, vùng III: 2.400.000 đồng, vùng IV: 2.150.000đồng (được tách riêng so với mức lương tối thiểu chung) áp dụng thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp không phân biệt về thành phần sở hữu vốn, khi tiền lương tối thiểu vùng thay đổi thì doanh nghiệp phải sửa đổi quy chế trả lương bảo đảm sao cho mức lương thấp nhất của người lao động trong doanh nghiệp phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng do doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
- Về thang lương, bảng lương: Chính phủ quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI xây dựng và áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, như mức lương bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lương, mức lương đối với công việc đòi hỏi qua học nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm... doanh nghiệp căn cứ các nguyên tắc do Chính phủ quy định để xây dựng thang lương, bảng lương. - Về quản lý tiền lương: đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, Chính phủ chỉ quy định mức lương tối thiểu, các chế độ trả lương làm đêm, thêm giờ... tiền lương và các lợi ích của NLĐ do hai bên thoả thuận được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định. Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì ngoài các quy định nêu trên việc quản lý tiền lương viên chức quản lý theo Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH, quản lý tiền lương người lao động thực hiện theo Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH.
Khoa học kĩ thuật phát triển thể hiện ở sự hiện đại hoá các thiết bị sản xuất, công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động chân tay được tinh giảm thay thế bằng lao động máy móc và máy tính… Điều này làm tăng năng suất lao động và giảm các chi phí cho lao động và chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận. Khoa học kĩ thuật phát triển cũng đồng nghĩa với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, trong từng doanh nghiệp, quy chế trả lương phải tính đến các chức danh công việc có điều kiện tác nghiệp trong môi trường khoa học kỹ thuật cao, chức danh tác nghiệp dùng ít hàm lượng công nghệ, máy móc để xây dựng hệ thống lương theo chức danh, cách thức chi trả trong quy chế trả lương cho phù hợp với công việc.
1.3.1.3. Mức tiền lương trên thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Mức lương đóng vai trò giá trả trên thị trường lao động. Khi mức lương trên thị trường lao động tăng, doanh nghiệp gia tăng phần lương bổ sung, khi mức lương trên thị trường có xu hướng giảm, doanh nghiệp đàm phán cùng công đoàn, NLĐ để giảm phần lương bổ sung.
- Đối thủ cạnh tranh: cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quy chế trả lương. Nếu đối thủ của doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang bảng lương, chế độ đãi ngộ (quy định trong quy chế trả lương) có nhiều mức đãi ngộ tốt hơn, dẫn đến xu hướng nhảy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp đối thủ, thì công ty cũng phải xem xét điều chỉnh lại chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp mình với mức tương xứng.
1.3.1.4. Cung cầu lao động trên thị trường và giá cả sinh hoạt
Cung cầu lao động: đóng với trò quan trọng trong hình thành giá cả sức lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thì rõ ràng do sức cầu lao động lớn, cung thấp doanh nghiệp phải xây dựng quy chế trả lương với chế độ đãi ngộ cao mới có thể thu hút nhân lực.
Trên thị trường lao động do tác động của cung cầu lao động, nên các mức lương luôn biến động, tiền lương là thành phần quan trọng trong chế độ đãi ngộ thu hút nhân lực. Các doanh nghiệp có xu hướng thông qua những hấp dẫn từ tiền
lương để thu hút nhân tài từ các doanh nghiệp cạnh tranh khác.
Do đó, những biến động do cung cầu của thị trường lao động sẽ tác động tới tiền lương và quy chế trả lương của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng quy chế trả lương linh hoạt, thể hiện ở phần lương bổ sung, các chế độ phúc lợi, thưởng.