Quy chế trả lương được xây dựng trên nền tảng tuân thủ các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có yếu tố sở
hữu nhà nước nói riêng. Việc hoàn thiện quy chế trả lương sẽ hiệu quả hơn nếu được cập nhật các quy định mới về cơ chế quản lý tiền lương do nhà nước ban hành. Do đó, trong ngắn hạn, đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý tiền lương đối với viên chức quản lý và NLĐ trong các công ty nhà nước. Hàng năm, Chính phủ tiến hành tăng lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng nhưng việc lấy ý kiến mức tăng diễn ra khá đường đột (thường trong khoảng 4 tháng), với khoảng thời gian ngắn này các doanh nghiệp nói chung khó có thể chủ động cụ thể hóa các nội dung trong việc xây dựng lộ trình tăng lương, trả lương, theo thị trường thể hiện trong quy chế trả lương. Nên chăng, Bộ nên xây dựng lộ tình tăng lương trong khoảng thời gian 3-5 năm trên cơ sở dự báo các nhu cầu trên thị trường, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào lộ trình trên để cụ thể hóa các nội dung trong quy chế trả lương.
Ngày 18/6/2012, Bộ luật Lao động 2012 đã được ký thông qua và ban hành, kèm theo nhiều quy định mới trong chính sách lao động tiền lương. Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Việc hướng dẫn cụ thể các nội dung trong Bộ Luật để doanh nghiệp, NLĐ cập nhật, bổ sung vào quy chế trả lương, bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời, thống nhất là hết sức cần thiết.
Hiện nay, đối với doanh nghiệp dân doanh, FDI, doanh nghiệp được toàn quyền chủ động quyết định các chính sách cơ chế tiền lương trên nền tảng quy định của pháp luật. Vì vậy, trước xu thế thị trường, tính khách quan trong việc giao quyền tư chủ cho doanh nghiệp NN nên bỏ quy định duyệt đơn giá, cho phép sử dụng chủ động quỹ tiền lương hoạch toán vào chi phí gắn với tình hình sản xuất kinh doanh, tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp. Việc kiểm tra giám sát do chủ sở hữu thực hiện, trách nhiệm quản lý do Hội đồng thành viên, ban kiểm soát công ty. Như vậy các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sỡ hữu sẽ chủ động hơn trong quản trị doanh nghiệp.
- Hiện nay, Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, đang quy định mức lương cứng đối với viên chức quản lý, thực tế mức lương này chỉ tương đương mức Phó trưởng Ban trong công ty, dẫn đến bất cấp. Lương chuyên môn như cấp trưởng Ban cao hơn lương viên chức quản lý, điều này gây lúng túng cho bộ phận nghiệp vụ trong quá trình xấy dựng hệ thống trả công. Do vậy, Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội cần nghiên cứu sửa đổi.