Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Thuy Linh (Trang 34 - 36)

TCT Sông Đà được thành lập theo Quyết định số 937/QĐ-BXD ngày 24/10/2012 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng.

TCT Sông Đà là Công ty mẹ công ty TNHH 1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Logo:

- Địa chỉ: Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Ngày 01/6/1961 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 214/TTg về việc thành lập Ban Chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà, sau được đổi thành Công ty Xây dựng thuỷ điện Thác Bà. Quyết định này đã trở thành quyết định lịch sử khai sinh ra Tổng công ty, đồng nghĩa với ngành xây dựng thủy điện Việt Nam ra đời.

Khi công trình thủy điện Thác Bà còn chưa hoàn thành, do yêu cầu của đất nước cần nhiều nhà máy, xí nghiệp phục vụ dân sinh và quốc phòng, CBCNV Tổng công ty có mặt kịp thời và đúng lúc tại những miền đất mới. Hàng loạt những công trình ra đời bởi công sức đóng góp và trí tuệ của tập thể CBCNV Tổng công ty ngày ấy, giờ đây vẫn đang góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới đất nước; Đó là Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy giấy Bãi Bằng, đường số 7, sân bay Yên Bái, Nhà máy hóa chất Việt Trì…

Năm 1975 khi nước nhà thống nhất, cũng là lúc Đảng và Chính phủ tin cậy giao cho Tổng công ty nhiệm vụ rất nặng nề nhưng vô cùng vinh dự. Đó là: Chinh phục Sông Đà và xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á – Công trình thủy điện Hòa Bình. Khi tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình, Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà được hình thành.

Ngày 15/11/1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.

Ngày 11/3/2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, TCT Xây dựng Sông Đà được đổi tên thành TCT Sông Đà.

Ngày 12/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 52/QĐ- TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam do TCT Sông Đà làm nòng cốt, với sự tham gia của các TCT: LILAMA, DIC, LICOGI, COMA, Sông Hồng; Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 53/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà.

Sau thủy điện Yaly, Tổng công ty tiếp tục góp phần đánh thức tiềm năng Tây Nguyên và các vùng đất khác trên mọi miền Tổ quốc bằng thế mạnh xây dựng thủy điện thông qua các hình thức đầu tư BO, BOT như thủy điện Cần Đơn, Ry Ninh 2, Nà Nơi, Nậm Mu, Sê San 3A, Nậm Chiến… Mặt khác, với kinh nghiệm xây dựng các công trình thủy điện, TCT Sông Đà vinh dự được Đảng và Nhà nước giao làm tổng thầu xây lắp các công trình thủy điện Sê San 3, Sê San 4, Pleikrông, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Sơn La, Huội Quảng, Lai Châu … Đồng thời, Tổng công ty còn mạnh dạn đầu tư các dự án thủy điện lớn tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào như Xekaman 3 công suất 250MW, thủy điện Xekaman 1 công suất 330MW. Đối với các công trình giao thông, TCT Sông Đà đã đảm nhận thi công các công trình: Đường

Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua Đèo ngang, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…

Một thực tế cho thấy 70% sản lượng điện của cả nước hiện nay được cung cấp bởi những nhà máy thủy điện do TCT Sông Đà xây dựng. Nếu trước đây sản phẩm của Tổng công ty hầu như chỉ có thủy điện thì nay số ngành nghề đã lên đến vài chục, trong đó có nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hoàn toàn mới như thép xây dựng, sân bay, cầu cảng, hợp tác lao động quốc tế… nâng tỉ trọng sản xuất công nghiệp tăng hơn 30%. Đặc biệt, cùng với sự phát triển sản xuất, lực lượng tư vấn của Tổng công ty ngày một trưởng thành, đủ sức đảm đương các dịch vụ tư vấn cho các dự án thủy điện, dân dụng và công nghiệp từ khâu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đến thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công…

Sau 2 thực hiện thí điểm, Ngày 24/10/2012, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định số 937/QĐ-BXD chuyển Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam thành TCT Sông Đà.

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Thuy Linh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w