0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

QUY ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN VỀ CHƢƠNG TRÌNH TIẾP NHẬN THỰC TẬP SINH

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT DÙNG CHO THỰC TẬP SINH VIỆT NAM ĐI THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN (Trang 28 -30 )

I. QUY ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN VỀ CHƢƠNG TRÌNH TIẾP NHẬN THỰC TẬP SINH SINH

1. Mục đích của chƣơng trình thực tập kỹ năng

Chếđộ thực tập kỹ năng cho ngƣời nƣớc ngoài là chế độđào tạo kỹ năng nghề cho ngƣời lao động nƣớc ngoài tại các doanh nghiệp Nhật Bản với tƣ cách là những thực tập sinh, giúp họ vận dụng thuần thục các kỹ năng đãđƣợc học vào thực tiễn để sau khi về nƣớc, có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học và thực hành vào sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nƣớc mình. Nói cách khác, mục đích của chế độ này là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển công nghiệp của các nƣớc đang phát triển thông qua việc áp dụng các kỹ thuật của Nhật Bản.

2. Các giai đoạn trong thời gian thực tập kỹ năng tại Nhật Bản

Thời gian thực tập tại Nhật Bản tối đa không quá 3 năm và đƣợc chia làm 2 giai đoạn.

- Giai đoạn thứ nhất (thời gian 1 năm)

Ở giai đoạn này, thực tập sinh sau khi nhập cảnh Nhật Bản sẽ phải tham gia khoá đào tạo tập trung với thời gian 1-2 tháng tại đoàn thể tiếp nhận (tuỳ thuộc vào thời gian thực tập sinh đƣợc đào tạo trƣớc khi đi). Sau khi kết thúc khoá đào tạo tập trung, thực tập sinh sẽ chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp tiếp nhận với tƣ cách lƣu trú là “Thực tập sinh kỹ năng số 1-B”. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp ký hợp đồng lao động với ngƣời thực tập sinh trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp.

- Giai đoạn thứ 2 (thời gian 02 năm)

Để chuyển sang giai đoạn thực tập năm thứ 2, năm thứ 3, thực tập sinh phải thi đậu kỳ kiểm tra trình độ kỹ năng theo đúng ngành nghề đã đƣợc thực tập năm thứ nhất. Sang giai đoạn này, thực tập sinh đƣợc cấp tƣ cách lƣu trú là “Thực tập sinh kỹ năng số 2-B”. Sau khi kết thúc năm thứ 3, thực tập sinh sẽ đƣợc công nhận hoàn thành chƣơng trình thực tập kỹ năng và trở về nƣớc.

3. Điều kiện và những yêu cầu đối với thực tập sinh tham gia chƣơng trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản

+ Tuổi từ 18 tuổi trở lên, có nguyện vọng tới Nhật Bản để thực tập kỹ năng và sau khi về nƣớc có dự định làm công việc cần những kỹ năng đã đƣợc học tập tại Nhật Bản.

+ Có kinh nghiệm nghiệp vụ và nghề nghiệp tƣơng tự nhƣ công việc thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.

+ Có sức khoẻđảm bảo để tham gia chƣơng trình thực tập + Đƣợc chính phủ hoặc các tổ chức công tiến cử

- Yêu cầu đối với thực tập sinh kỹ năng + Hiểu đúng về chếđộ thực tập kỹ năng

Mục đích của chƣơng trình thực tập kỹ năng là “Đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc thực tập để tiếp thu những kỹ năng trong các ngành nghề của Nhật Bản và sau khi về nước vận dụng những kỹ năng này để góp phầnh phát triển công nghiệp của nước mình”. Theo đó, những ngƣời có nguyện vọng thực tập kỹ năng tại Nhật Bản phải hiểu rõ mục đích của chƣơng trình này và phải có động cơ đúng đắn khi tham gia.

+ Học tiếng Nhật cơ bản:

Để có thể hoà nhập với cuộc sống và công việc khi tham gia chƣơng trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản cũng nhƣ để tiếp nhận đƣợc đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực tập tại nơi sản xuất, ngƣời thực tập sinh nhất thiết phải hiểu một cách cơ bản tiếng Nhật.

+ Học những kiến thức cần thiết trong cuộc sống ở Nhật Bản: Thực tập sinh phải sống ở Nhật Bản với thời gian tối đa là 3 năm. Vì vậy, cần thiết phải đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức về phong tục tập quán, văn hoá, các quy tắc ứng xử, quy định pháp luật và cách thức sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Nhật để có thể hoà nhập với cộng đồng và hoàn thành tốt đƣợc chƣơng trình thực tập.

+ Có sức khoẻđể tham gia chƣơng trình:

Thực tập sinh Việt Nam trƣớc khi tới Nhật Bản cần thiết phải đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ đi làm việc ở nƣớc ngoài từ cơ quan y tế của Việt Nam.

4. Vai trò của cơ quan phái cử

Cơ quan phái cử thực tập sinh căn cứ nội dung của bản Hợp đồng “Phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng” ký với đoàn thể tiếp nhận đãđƣợc Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc phê duyệt để tiến hành tuyển mộ ứng viên tham gia chƣơng trình thực tập kỹ năng. Sau khi phía tiếp nhận Nhật Bản tuyển chọn đƣợc thực tập sinh, cơ quan phái cử sẽ phải tiến hành đào tạo tiếng Nhật và bồi dƣỡng kiến thức cần thiết

cho thực tập sinh với thời lƣợng tối thiểu là 160 giờ trong vòng 6 tháng trƣớc khi phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản. Sau khi thực tập sinh hoàn thành chƣơng trình thực tập về nƣớc, cơ quan phái cử phải có kế hoạch theo dõi việc thực tập sinh có đƣợc ứng dụng các kỹ năng đã đƣợc đào tạo tại Nhật Bản vào công việc tại Việt Nam hay không và tổng hợp thông tin cung cấp cho đoàn thể tiếp nhận để báo cáo cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản khi có yêu cầu.

5. Vai trò của đoàn thể tiếp nhận

Đoàn thể tiếp nhận có vai trò lập kế hoạch thực tập cho thực tập sinh tại các doanh nghiệp tiếp nhận, tổ chức đào tạo tập trung cho thực tập sinh các kiến thức về phong tục tập quán, văn hoá và các quy định liên quan tới thực tập kỹ năng ngay sau khi tới Nhật Bản theo đúng quy định của chƣơng trình. Đồng thời, trực tiếp quản lý thực tập sinh cũng nhƣ giám sát việc thực thi chƣơng trình thực tập và kịp thời hƣớng dẫn doanh nghiệp tiếp nhận thực thi đúng kế hoạch thực tập trong suốt thời gian 3 năm thực tập sinh ở tại Nhật Bản.

6. Vai trò của doanh nghiệp tiếp nhận ( Nơi thực tập thực tập)

Theo chƣơng trình, thực tập sinh sẽ đƣợc tiếp thu các kỹ năng thông qua việc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tại doanh nghiệp tiếp nhận. Trong thời gian tiếp nhận thực tập sinh, doanh nghiệp tiếp nhận có vai trò giúp thực tập sinh honaf thành kỹ năng tiếp thu kỹ năng thực tế, đồng thời phải quan tâm sâu sát đến đời sống sinh hoạt của thực tập sinh, giúp cho thực tập sinh hoà nhập với cuộc sống tại Nhật Bản và cung cấp các điều kiện để việc thực tập kỹ năng đƣợc diễn ra thuận lợi.

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH LIÊN QUAN TỚI TIẾP NHẬN THỰC TẬP SINH

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT DÙNG CHO THỰC TẬP SINH VIỆT NAM ĐI THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN (Trang 28 -30 )

×