III. HƢỚNG DẪN ỨNG XỬ TRONG SINH HOẠT VÀ ĐỜI SỐNG
2. Tại nơi công cộng
Khi sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng nhƣ xe buýt, tàu điện ngầm... phải xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy, không nói chuyện to, cƣời đùa gây phiền hà cho ngƣời khác. Trƣờng hợp có ngƣời già, ngƣời tàn tật hoặc phụ nữ có thai và trẻ em lên xe, cần chủđộng nhƣờng ghế cho họ.
Ảnh: Xếp hàng chờ lên tàu
- Phải tuân thủ luật lệ giao thông, khi qua đƣờng phải chú ý đèn xanh, đèn đỏ, đi đúng phần đƣờng dành cho ngƣời đi bộ, không tự ý băng qua đƣờng. Khi tham gia giao thông, chú ý điều khiển phƣơng tiện đi vào phần đƣờng bên trái (Luật giao thông của Nhật Bản quy định phƣơng tiện giao thông lƣu thông ngƣợc với Việt Nam)
- Tại bƣu điện, ngân hàng, siêu thị, nơi mua bán ở chợ phải tuân theo quy định xếp hàng, không chen ngang và xô đẩy ngƣời khác. Nghiêm cấm hành vi ăn cắp ở siêu thị (lấy hàng hoá mà không thanh toán tiền).
Tại các của hàng bách hoá tổng hợp, siêu thị, giá cả đều đƣợc niêm yết rõ ràng, hàng năm đều có kỳ giảm giá, bạn có thể tận dụng cơ hội này để mua hàng sẽ tiết kiệm đƣợc tiền. Khi mua hàng, bạn nên đi tham khảo giá và so sánh để quyết định mua ở chỗ nào tốt nhất, phải kiểm tra kỹ hàng hoá, nhãn mác, thời hạn sử dụng... và lƣu ý không nên mặc cả, trả giá.
Lưu ý:
- Có nhiều trƣờng hợp thực tập sinh thấy các đồ vật bị bỏ trên đƣờng ví dụ nhƣ xe đạp để ở nhà ga hoặc để bên ngoài trung tâm thƣơng mại …đã tự ý mang về sử dụng và bị cảnh sát bắt. Tại Nhật Bản, dù là vật không có chủ, bị bỏ ra đƣờng
cũng không đƣợc tuỳ tiện sử dụng. Ngoài ra, thực tập sinh không đƣợc tự ý đi vào rừng lấy nấm, măng tre hoặc hái hoa, quả ở dọc đƣờng, công viên hay trong sân nhà ngƣời khác.