0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơ

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT DÙNG CHO THỰC TẬP SINH VIỆT NAM ĐI THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN (Trang 35 -36 )

III. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN LỢI CỦA THỰC TẬP SINH

1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơ

a. Thời gian làm việc theo tiêu chuẩn

Thời gian lao động là thời gian tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc công việc, trừ thời gian nghỉ giải lao. Thời gian đi đƣờng không tính vào thời gian lao động. Theo tiêu chuẩn lao động, thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và không quá 40 giờ/tuần. Khi thực tập sinh làm việc vƣợt quá thời gian lao động theo quy định thì sẽ đƣợc tính làm thêm giờ.

b. Thời gian làm việc trong một sốtrƣờng hợp đặc biệt

Ở một số ngành nghề mang tính đặc thù, công việc bận rộn hay nhàn rỗi trong năm mang tính thời vụ. Luật lao động cho phép áp dụng phƣơng thức điều chỉnh thời gian làm việc ở những giai đoạn cao điểm có thể vƣợt quá 8 giờ/ ngày, 40 giờ/tuần trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, việc điều chỉnh vẫn phải đảm bảo nguyên tắc:

- Doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục và đƣợc sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng phƣơng thức điều chỉnh giờ làm việc.

- Số ngày làm việc trong năm: Không vƣợt quá 280/ ngày /năm - Số giờ làm việc tối đa mỗi ngày: không vƣợt quá 10 giờ/ngày

- Số giờ làm việc tối đa mỗi tuần: Không vƣợt quá 52 giờ/ tuần

- Nếu chia kế hoạch làm việc thành từng giai đoạn dài 3 tháng thì số tuần làm việc quá 48 giờ/tuần không đƣợc vƣợt quá 3 tuần cho mỗi giai đoạn

- Tối thiểu phải bố trí một ngày nghỉ trong tuần cho ngƣời lao động c. Thời gian nghỉngơi

Doanh nghiệp tiếp nhận phải cho ngƣời lao động nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu là 45 phút trong trƣờng hợp thời gian lao động trong 1 ngày vƣợt quá 6 giờ và tối thiểu là 60 phút trong trƣờng hợp thời gian lao động trong 1 ngày vƣợt quá 8 giờ.

Trong một tuần, doanh nghiệp tiếp nhận phải cho thực tập sinh nghỉ tối thiểu 1 ngày và không dƣới 4 ngày/tháng.

d. Nghỉ phép năm

Thực tập sinh sau khi thực tập kỹ năng đƣợc 6 tháng và phải đạt trên 80% ngày lao động quy định thì sẽ đƣợc hƣởng 10 ngày phép (nghỉ có lƣơng). Cứ mỗi năm sau đó, số ngày nghỉ phép đƣợc tăng thêm 01 ngày.

Lƣu ý:

Mặc dù việc nghỉ phép năm được thực hiện theo yêu cầu của thực tập sinh. Tuy nhiên, thực tập sinh nên tránh xin nghỉ vào thời điểm công việc bận rộn hay nhiều thực tập sinh xin nghỉ cùng một lúc. Cơ quan tiếp nhận có thể thay đổi thời

điểm nghỉ phép của thực tập sinh sao cho không làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất

Nghỉ phép là thời gian nghỉ ngơi giúp thực tập sinh kỹ năng có thời gian để

hồi phục sức khoẻ về cả thể chất và tinh thần nên thực tập sinh không được đề nghị đổi ngày nghỉ đó cho doanh nghiệp tiếp nhận để lấy tiền và doanh nghiệp cũng không được phép dùng tiền mua ngày nghỉ phép của thực tập sinh.

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT DÙNG CHO THỰC TẬP SINH VIỆT NAM ĐI THỰC TẬP TẠI NHẬT BẢN (Trang 35 -36 )

×