Phân tích số liệu để hỗ trợ xây dựng chương trình hay vận động 3 Trình bày báo cáo/kế hoạch cho đối tác liên quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 113 - 115)

3. Trình bày báo cáo/kế hoạch cho đối tác liên quan

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được nội dung công việc trình bày báo cáo/kế hoạch cho đối tác liên quan mà xã hội học có khả năng tham gia trong công tác xã hội.

- Kỹ năng: Ứng dụng được công việc trên trong quá trình thực hành công tác xã hội.

- Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, khách quan trong việc sử dụng số liệu nghiên cứu và ứng dụng xã hội học trong thực hành công tác xã hội.

Mục đích của công việc trình bày báo cáo/kế hoạch là tạo được sự quan tâm, ủng hộ, trợ giúp, tham gia của đối tác.

- Một số yêu cầu về trình bày thể thức văn bản đối với báo cáo: + Nội dung báo cáo được trình bày trên giấy A4, một mặt.

+ Font Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường.

+ Kích thước các lề lần lượt là: lề trên: 3,5 cm; lề dưới: 3,0 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm.

+ Số trang đánh ở giữa, bên dướí, bắt đầu từ mục lục.

+ Viết theo chương, mục, tiểu mục (ví dụ chương 1, mục 1.1, tiểu mục 1.1.1). + Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.

+ Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang/bảng chữ cái viết tắt.

+ Nếu có hình hoặc bảng nằm ngang, đầu bảng/hình nằm về phía lề trái. - Một số lưu ý để thuyết trình báo cáo/kế hoạch thành công cho đối tác: + Thư giãn và toát ra sự tự tin

+ Trình bày lưu loát + Mở đầu ấn tượng

+ Trình bày quan điểm một cách cụ thể, có thể sử dụng những câu chuyện, so sánh… để người nghe dễ hiểu.

+ Kết nối với người nghe

+ Nhắc lại những điểm quan trọng + Giải đáp thắc mắc

+ Kết thúc ấn tượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.

2. Phạm Tất Dong, Nguyễn Sinh Huy, Đỗ Nguyên Phương, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.

3. Trịnh Thị Chinh, Xã hội học, NXB LĐ-XH, 2005.

4. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.

5. Giáo trình Xã hội học, NXB Sư phạm, 2008.

6. Giáo trình Xã hội học, NXB Chính trị - quốc gia Hà Nội, 2008.

7. Lương Khắc Hiếu (chủ biên), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

8. Tô Duy Hợp (chủ biên), Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.

9. Vũ Tuấn Huy, Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.

10. Tạ Minh chủ biên, Nhập môn Xã hội học, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004. 11. Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.

12. Huỳnh Khái Vinh, Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

13. Trần Thị Kim Xuyến chủ biên, Nhập môn Xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia.

14. Tạp chí Xã hội học 15. Tạp chí Khoa học xã hội 16. website http://www.levada.ru/ 17. website http://wciom.ru/

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 113 - 115)