Khái niệm xã hội học nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 58 - 60)

- Kiến thức: Trình bày được định nghĩa và đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn.

- Kỹ năng: Phân biệt được đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn và các chuyên ngành khác xã hội học.

- Thái độ:Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu. 1.1. Định nghĩa

Nông dân là những người sống bằng nông nghiệp ở nông thôn. Nông dân là

nhân vật trung tâm của nông thôn (nhân vật xã hội nông thôn) sống trong xã hội nông thôn với đầy đủ các mối quan hệ trong các lĩnh vực sống.

Nông thôn không phải là xã hội độc lập, nông thôn chỉ là một bộ phận của xã

hội tổng thể. Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

Xã hội nông thôn là một tập thể có tổ chức gồm những người cùng sống với nhau ở nông thôn, hợp tác với nhau thành các đoàn thể (đơn vị xã hội) để thỏa mãn các nhu cầu xã hội cơ bản; cùng chia sẻ một nền văn hóa chung và hoạt động như một đơn vị xã hội riêng biệt.

Xã hội học nông thôn là chuyên ngành xã hội học nghiên cứu về xã hội nông

thôn, nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Xã hội học nông thôn là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề, các sự kiện và

tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức thể phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành của xã hội học. Phạm vi nghiên cứu của nó được xác định theo lát cắt lãnh thổ. Vì vậy, khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thôn là toàn bộ xã hội nông thôn bao gồm những con người nông thôn, những nhóm, những cộng đồng xã hội nông thôn với tư cách là chủ thể hoạt động, cùng với những sản phẩm của quá trình hoạt động đó.

Đối tượng của xã hội học nông thôn cũng như đối tượng của các chuyên ngành xã hội học khác đều phải dựa trên đối tượng chung của xã hội học. Với mỗi

cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu lại đưa ra một quan điểm về đối tượng của xã hội học nông thôn.

Theo quan niệm của A.L.Bertrand thì “xã hội học nông thôn nghiên cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh, môi trường nông thôn”.

Theo cách tiếp cận hệ thống của GS. Tô Duy Hợp: “Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn chính là các vấn đề, sự kiện và những tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn xét trong toàn bộ chỉnh thể và phức thể, phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực”.

Tuy nhiên, một cách chung nhât, xã hội học lấy các hiện tượng xã hội, các vấn đề xã hội và các quá trình xã hội học nông thôn làm đối tượng nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 58 - 60)