Một số nội dung nghiên cứu của xã hội học quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 76 - 84)

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được khía cạnh đạo đức, văn hóa, vai trò của người lãnh đạo trong quản lý.

- Kỹ năng:

+ Khuyến khích cấp dưới và đối tượng quản lý nỗ lực phấn khởi công tác + Huy động được tiềm năng và sức mạnh của đối tượng quản lý

- Thái độ: Tôn trọng – bình đẳng và dân chủ trong quản lý. 2.1. Khía cạnh đạo đức, văn hoá trong quản lý

Trong quản lý, người lãnh đạo cần có những phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, có phương pháp tư duy khoa học trong việc phân tích giải quyết vấn đề, có đạo đức công tác.

Khía cạnh đạo đức trong quản lý của người lãnh đạo được thể hiện: + Vững vàng, tự chủ, kiên định lập trường, coi trọng chữ tín.

+ Công bằng, công tâm, có tính đồng loại. + Có văn hóa và biến tôn trọng con người.

+ Có thiện chí với con người, không làm điều ác đối với con người.

Người lãnh đạo là người phải có đạo đức như Hồ Chí Minh đã nêu: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Hồ Chí Minh luôn coi trọng cả đức lẫn tài, vừa hồng vừa chuyên. Trong đó, đạo đức không phải ở lời nói mà là ở việc làm.

2.2. Vai trò người lãnh đạo trong quản lý 2.2.1. Khái niệm người lãnh đạo trong quản lý

Nếu bộ máy quản lý thể hiện chủ thể bản lý về mặt tổ chức, thì cán bộ quản lý thể hiện bộ máy quản lý về mặt con người.

Cán bộ quản lý là khái niệm chung dùng để chỉ những người hoạt động trong

bộ máy quản lý và thực hiện những chức năng quản lý nhất định. Căn cứ vào vai trò, chức năng trong quá trình quản lý, nhất là trong việc đưa ra và thực hiện các quyết định quản lý, người ta chia ra ba loại cán bộ quản lý: người lãnh đạo, chuyên gia và nhân viên giúp việc. Ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu một loại cán bộ quản lý, đó là cán bộ lãnh đạo.

Cán bộ lãnh đạo (người lãnh đạo) trong quản lý là những người đứng đầu hệ

thống với chức năng nhất định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hệ thống do mình phụ trách.

Nếu như các chuyên gia thực hiện các chức năng chuẩn bị và soạn thảo các quyết định; các nhân viên kỹ thuât hay nhân viên giúp việc thực hiện việc phục vụ thông tin cho bộ máy quản lý thì cán bộ lãnh đạo là người đưa ra những quyết định về những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của cán bộ quản lý.

Trong cán bộ lãnh đạo cũng chia ra thành những loại nhỏ khác nhau như cán bộ cao cấp, trung gian và cơ sở hay cán bộ lãnh đạo theo ngành dọc, theo hệ thống chức năng.

2.2.2. Vai trò của người lãnh đạo trong quản lý

Người lãnh đạo là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thát bại của đường lối tổ chức.

Họ là người thực hiện việc xây dựng hệ thống thành một khối đoàn kết có chất lượng cao thích nghi với mọi biến động của môi trường; dìu dắt hệ thống hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra cho hệ thống.

V. I. Lê nin nhiều lần nhắc nhở rằng không thể tiến hành sản xuất hiện đại nếu không có một ý chí thống nhất và không có một sự lãnh đạo rành mạch. Do đó, người lãnh đạo là khâu then chốt trong hệ thống quản lý của một xã hội nói chung, của mỗi một tổ chức, đơn vị sản xuất nói riêng. Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu và cần kíp”. (Về vấn đề cán bộ, 1974)

2.3. Phân tầng xã hội và vấn đề quản lý

Phân tầng xã hội - Social Stratification - có nguồn gốc chữ latinh là Stratum - là tầng lớp, và phaco - là phân chia, có nghĩa là phân chia thành tầng lớp. Có ý kiến cho rằng phân tầng là thuật ngữ bắt nguồn từ địa chất học, được xã hội học sử dụng như một khái niệm cơ bản để mô tả trạng thái phân chia xã hội thành các tầng lớp. Thật ra, khái niệm này mới chỉ nhấn mạnh yếu tố “tĩnh”, trong khi xã hội luôn vận động và biến đổi. Mặt khác, trong xã hội không có sự phân biệt rạch ròi, giản đơn giữa các tầng lớp, mà thường xuyên có sự đan xen, giao thoa, chuyển hóa lẫn nhau do tính cơ động xã hội tạo nên. Mặc dù vậy, có thể nói việc sử dụng khái niệm phân tầng cũng giúp mô tả được trạng thái nhiều tầng lớp của xã hội trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định.

Có nhiều định nghĩa về phân tầng xã hội. Chẳng hạn, GS,TS. Trịnh Duy Luân, Viện Xã hội học cho rằng: Phân tầng xã hội là “sự xếp hạng một cách ổn định các vị trí trong xã hội xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền, đặc lợi không ngang nhau”. Trong sự phân tầng xã hội có các “tầng” (stratum), mỗi tầng là một tập hợp người (cá nhân), giống nhau về địa vị, bao gồm địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa vị chính trị (quyền lực), hay địa vị xã hội (như uy tín), từ đó

mà họ có được những cơ hội thăng tiến, sự phong thưởng và những thứ bậc nhất định trong xã hội. Sự phân tầng xã hội thường được mô tả dưới dạng các “tháp phân tầng” với những hình dáng khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng của các loại xã hội.

Tóm lại về cơ bản, phân tầng xã hội là một sự phân chia mang tính cấu trúc các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên những đặc trưng về vị thế kinh tế - xã hội của các cá nhân. Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Phân tầng xã hội là khái niệm thường được dùng trong XHH phương Tây, nó biểu thị những khác biệt cơ bản về xã hội và sự không ngang nhau (BBĐ) thuộc về những nhóm, giai cấp, tầng lớp, xã hội bởi địa vị của họ trong hệ thống thứ bậc xã hội.

Theo quan hệ này, xã hội được chia thành một cấu trúc theo khuôn mẫu của những nhóm xã hội không bình đẳng và sẽ bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khái niệm phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội luôn có quan hệ mật thiết với nhau.

Nguyên nhân đưa đến sự phân tầng trong xã hội là do xuất hiện chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự hình thành các giai cấp và xung đột giai cấp. Thứ nữa là do sự phân công lao động đưa đến sự phân tầng trong xã hội một cách tự nhiên. Người ta dùng 3 căn cứ cơ bản để chỉ sự phân tầng: theo địa vị kinh tế (căn cứ theo tài sản và của cải để chia ra các hạng người trong xã hội), theo địa vị chính trị (quyền lực), theo địa vị xã hội (uy tín).

Phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan, phổ biến và khó tránh khỏi của xã hội có giai cấp. Nó là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả mọi chế độ xã hội có giai cấp. Khi nói đến phân tầng xã hội, các nhà xã hội học đề cập đến bất bình đẳng xã hội như là một yếu tố cơ bản dẫn đến phân tầng xã hội. Sự bất bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa là sự không ngang bằng nhau giữa các cá nhân, giữa nhóm xã hội về thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may…Khái niệm phân tầng xã hội có quan hệ gần gũi với các khái niệm như: phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo, phân cực xã hội và có thể coi như là những biến thể, hay là trường hợp riêng của phân tầng xã hội. Tuy nhiên, phân tầng xã hội có ý nghĩa rộng lớn hơn phân chia giai cấp xã hội, vì giai cấp chỉ

là một trong những tiêu chuẩn hay chiều cạnh của phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Phân tầng xã hội không có ý nghĩa tuyệt đối, bất biến, mà có thể thay đổi do sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội dẫn đến sự thay đổi vị thế xã hội của các cá nhân. Trong sự phân tầng xã hội có cả mặt “tĩnh” và mặt “động”, có cả sự ổn định tương đối và sự cơ động của các nhóm xã hội và các cá nhân từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác, hoặc chỉ trong một tầng xã hội đó.

Trong lịch sử, tương ứng với các loại xã hội khác nhau, có những hệ thống phân tầng khác nhau. Theo các nhà xã hội học, có 4 kiểu chủ yếu về hệ thống phân tầng xã hội là: nô lệ, đẳng cấp, phong kiến và các giai cấp xã hội. Khái quát lại, người ta thường đề cập tới 2 kiểu phân tầng xã hội là phân tầng đóng và phân tầng mở.

+ Phân tầng đóng: là loại phân tầng diễn ra trong xã hội đẳng cấp, ở đó ranh giới giữa các tầng lớp xã hội được xác định rất rõ ràng và được duy trì một cách nghiêm ngặt. Các cá nhân không có cơ hội để thay đổi vị trí của mình từ tầng lớp này sang tầng lớp khác.

+ Phân tầng mở: là loại phân tầng trong xã hội có giai cấp, ở đó ranh giới giữa các tầng lớp rất linh hoạt, các cá nhân trong xã hội có cơ hội, điều kiện để di chuyển sang các tầng lớp khác.

Ngoài ra, khi nghiên cứu phân tầng xã hội có nhà xã hội học còn đề cập đến phân tầng xã hội hợp thức và phân tầng xã hội không hợp thức.

+ Phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng dựa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của mỗi cá nhân và nhóm xã hội. Thực chất của phân tầng xã hội hợp thức là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, là sự phân tầng theo hướng lành mạnh, tích cực, giúp xã hội ổn định và phát triển.

+ Phân tầng xã hội không hợp thức là phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiên của cá nhân về tài, đức, sự cống hiến cho xã hội, mà dựa trên những hành vi bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp, xu nịnh, cơ hội…để trở nên giàu có, được nắm giữ quyền lực, có địa vị xã hội, hoặc ngược lại, do lười biếng dựa dẫm, ỷ lại, không chịu lao động, phấn đấu, để rơi vào tình trạng khốn khó, nghèo túng. Phân tầng không hợp thức góp phần tạo nên và làm trầm

trọng thêm sự bất công bằng xã hội, là mầm mống gây nên sự bất ổn định và xung đột xã hội.

Ở Việt Nam, phân tầng xã hội diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, lúc đó sự chênh lệch giàu nghèo, phân hóa thu nhập và những biểu hiện của phân tầng xã hội chưa rạch ròi, rõ nét, bị che khuất bởi chủ nghĩa bình quân và chế độ công hữu với cơ cấu giai cấp “hai giai một tầng” (giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức). Chỉ từ sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện (1986), xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự chênh lệch giàu nghèo, phân tầng xã hội mới bộc lộ một cách rõ ràng và ngày càng trở nên sâu sắc.

Lúc này đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội nhằm cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn giúp Đảng và nhà nước kịp thời đưa ra những định hướng chiến lược và những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thời kỳ chuyển đổi cơ chế và mô hình quản lý phát triển đất nước.

Nhìn chung, các cuộc khảo sát về thực trạng phân tầng xã hội ở Việt nam hiện nay cho thấy đang tồn tại phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống, gắn với

nó là sự phân hóa giàu nghèo. Quá trình phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo

đang diễn ra sâu rộng theo vị trí địa kinh tế, theo thành thị - nông thôn và các vùng miền cũng như trong từng giai tầng xã hội.

Đòi hỏi phải tiếp tục tìm hiểu một cách khách quan, khoa học về phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, các loại cơ cấu xã hội, những biểu hiện của phân tầng xã hội và những hệ lụy của nó, cũng như đánh giá được mối tương tác giữa các loại cơ cấu xã hội, các giai tầng xã hội, từ đó mở rộng và đi sâu nghiên cứu các vấn đề về biến đổi xã hội, di động xã hội, cơ động xã hội với mục tiêu là tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và khái quát lý luận để có thể đề xuất quan điểm và giải pháp định hướng, điều chỉnh cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đến năm 2020, tạo sự đồng thuận và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Một số định hướng trong quản trị phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Quản trị phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay, suy cho cùng, thực chất không phải là ngăn chặn, triệt tiêu nó, mà là trên cơ sở những quy luật khách quan, chủ thể

quản lý sử dụng mọi nguồn lực và cơ chế chính sách tác động vào khách thể quản lý nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của phân tầng xã hội, đưa xã hội phát triển theo những định hướng và mục tiêu xác định. Để thực hiện được điều đó cần thống nhất một số định hướng sau đây:

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, một xã hội có dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định.

+ Trong phát triển xã hội, quản trị phân tầng xã hội phải thấu suốt và thực hiện nhất quán chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với

các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển…Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội”.

+ Trong vận hành nền kinh tế cần “chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu

cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp, làm sai lệch các quan hệ thị trường”, và gắn liền với đó là “thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường”.

+ Cần tạo môi trường xã hội dân chủ, công khai, minh bạch, làm cho mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi giai tầng xã hội được cạnh tranh lành mạnh, có cơ hội bình đẳng để phát huy tài năng, trí tuệ, vươn lên làm giàu, tham gia vào quản lý xã hội, tự khẳng định mình. Khi ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, Nhà nước phải xem xét một cách toàn diện, cẩn trọng, để một mặt, khuyến khích những nhân tố mới, những yếu tố tích cực, mặt khác, khắc phục và hạn chế các khuyết tật và mặt trái của kinh tế thị trường về phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo, không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của những cộng đồng “yếu thế”, tạo điều kiện để những người bị thiệt thòi có điều kiện vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

+ Thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện các biện pháp, kết hợp cả các biện

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 76 - 84)