Thu thập và phân tích số liệu (định tính và định lượng)

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 112 - 113)

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được nội dung công việc thu thập và phân tích số liệu mà xã hội học có khả năng tham gia trong công tác xã hội.

- Kỹ năng: Ứng dụng được công việc trên trong quá trình thực hành công tác xã hội.

- Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, khách quan trong việc sử dụng số liệu nghiên cứu và ứng dụng xã hội học trong thực hành công tác xã hội.

Đối tượng phục vụ của Công tác xã hội là con người và những vấn đề xã hội của con người. Trong đó, Công tác xã hội đặc biệt quan tâm đến những cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để giải quyết các vấn đề khó khăn đó, trước hết nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu về vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đó; nguyên nhân vấn đề mà họ đang gặp phải; và các vấn đề khác có liên quan đến việc trợ giúp, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của họ.

Muốn thực hiện được những công việc trên, nhân viên công tác xã hội tất yếu phải thực hiện bước công việc thứ hai trong tiến trình công tác xã hội là thu thập thông tin về đối tượng.

Để thực hiện việc thu thập thông tin về đối tượng, nhân viên xã hội có thể vận dụng các kỹ năng, phương pháp thu thập thông tin trong khoa học xã hội học.

- Thu thập số liệu định tính/định lượng có liên quan

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là một trong số các phương pháp được ứng dụng trong nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập số liệu định tính hoặc định lượng phục vụ quá trình nghiên cứu, rút ra bản chất của các hiện tượng xã hội.

Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu của xã hội học dựa vào việc lượng hóa các biến số. Đây là phương pháp tìm hiểu và mô tả các hiện tượng xã hội dựa trên tư duy diễn dịch, từ các quy luật để giải thích các vấn đè cụ thể (thực chứng luận).

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 112 - 113)