Khái niệm dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 100 - 103)

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được định nghĩa, tính chất dư luận xã hội. - Kỹ năng: Phân biệt dư luận xã hội và một số khái niệm có liên quan.

- Thái độ: Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu; Hình thành được thái độ đúng đắn đối với dư luận xã hội.

1.1. Định nghĩa, tính chất 1.1.1. Định nghĩa

Dư luận xã hội có nguồn gốc theo tiếng Anh là Pulic Opinion, trong đó: pulic là công chúng, công khai; opinion là ý kiến, quan điểm.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dư luận xã hội. Vì: dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội phong phú, năng động và phức tạp; đồng thời, các nhà nghiên cứu ở các thời kỳ lịch sử khác nhau lại đặt vấn đề này dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, trên các quan điểm lý luận khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều thống nhất ở hai điểm:

Thứ nhất, dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong dư luận xã hội có sự hiện diện của các ý kiến cá nhân. Những cá nhân này tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, bàn bạc về một sự kiện, hiện tượng nào đó đang diễn ra trong xã hội. Tất nhiên, trong quá trình này có xảy ra sự va đập các ý kiến.

Thứ hai, dư luận xã hội không phải là tổng hợp máy móc các ý kiến cá nhân mà nó được coi như sự tích hợp, đại diện, đặc trưng các ý kiến đó. Dư luận xã hội, từ ý kiến cá nhân trở thành ý kiến được đông đảo cá nhân chia sẻ và ủng hộ.

Do đó, có thể hiểu: Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc thù thuộc ý thức xã hội, biểu thị sự phán xét, đánh giá, thái độ của các nhóm xã hội đối với các vấn đề diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích của các nhóm; dư luận xã hội được hình thành thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận ý kiến công khai.

Trong cuốn sách “Điều tra thăm dò dư luận” của Nhà xuất bản Thống kê (1996), dư luận xã hội được định nghĩa là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội biểu thị bằng những chính kiến cụ thể của một nhóm người đông đảo hoặc một tập thể tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là của cả cộng đồng như địa phương, cả nước, khu vực và cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề xã hội mà họ quan tâm.

Đối tượng của dư luận xã hội là những sự kiện khác nhau của đời sống xã hội, có đặc điểm: là sự kiện có liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội; có tính chất công chúng, được thông tin rộng rãi cho người dân và được họ bàn luận.

Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm xã hội có lợi ích gắn với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận.

Cơ sở hình thành dư luận xã hội là hành động trao đổi, thảo luận ý kiến công khai của công chúng. Nhờ vào hoạt động này mà các ý kiến khác nhau có cơ hội được xem xét, va đập, so sánh, loại bỏ dần điểm bất hợp lý và giữ lại điểm hợp lý đã được công chúng chấp nhận.

1.1.2. Tính chất của dư luận xã hội - Tính công chúng, công khai

Tính công chúng được biểu hiện: mọi tầng lớp xã hội, mọi công chúng đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề, sự kiện xã hội nào đó. Trong đông đảo công chúng tham gia ý kiến, luôn xuất hiện những “thủ lĩnh ý kiến” thuộc các nhóm xã hội có vai trò đầu mối thông tin của các cuộc trao đổi, thảo luận trong nhóm. Ý kiến cá nhân của họ có tính tính tích cực chính trị - xã hội cao.

Tính công khai biểu hiện: thông tin tạo ra dư luận xã hội được truyền tải qua những nguồn đáng tin cậy, chính xác.

Công chúng, công khai là đặc tính quan trọng nhất của dư luận xã hội. Là điều kiện cơ bản để phân biệt dư luận xã hội với tin đồn.

- Tính lợi ích

Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra phải có mối quan hệ với lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Bao gồm hai mặt: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần (hệ giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quan, khuôn mẫu hành vi và ứng xử văn hóa).

- Tính lan truyền

Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể. Mà cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng trong đó điểm bắt đầu là phản ứng của một cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi kích thích của các cá nhân, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm.

Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác động có thể được coi là thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Dưới sự tác động của luồng thông tin này các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua sự trao đổi, bàn bạc với mọi người xung quanh.

- Tính biến đổi

Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: Đối với cùng một vấn đề diễn ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau.

Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị chuẩn mực văn hóa thay đổi ngay trong cùng một nền văn hóa – xã hội dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận của dư luận xã hội.

1.2. Phân biệt dư luận xã hội và một số khái niệm liên quan 1.2.1. Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn

Tin đồn là thông tin về một sự kiện xã hội nào đó có thể có thực hoặc không

có thực, thường được truyền miệng và chưa qua kiểm nghiệm thực tế. - Giống nhau:

+ Đều xuất phát từ các sự kiện, vấn đề xã hội.

+ Vấn đề đó được lan truyền từ người này sang người khác. - Khác nhau:

Nguồn gốc Xuất phát từ sự kiện có thật. Xuất phát từ sự kiện có thật nhưng đã bị làm méo mó, sai lệch đi.

Cơ chế hình thành

Là sự phán xét đánh giá chung, được hình thành thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân. Ý kiến cá nhân chỉ là một ý kiến trong ý kiến chung.

Đề cao chính kiến cá nhân, mang nặng màu sắc chủ quan.

Kênh truyền tải Thường thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, lan truyền bằng cả lời nói và chữ viết, qua con đường chính thức và không chính thức.

Thông qua tương tác cá nhân, truyền đi bằng miệng là chính, qua con đường bí mật, không chính thức.

Cường độ Phụ thuộc vào sự va đập, phát triển các ý kiến của các cá nhân, các nhóm xã hội.

Phụ thuộc vào tính không xác định của vấn đề và tính hấp dẫn của vấn đề.

Mục đích Vì lợi ích chung. Phụ thuộc vào mục đích cá nhân.

1.2.2. Phân biệt dư luận xã hội và chuẩn mực

Chuẩn mực là những phép tắc, quy ước chung trong đó con người phải tuân theo trong quá trình giao tiếp, ứng xử trong đời sống xã hội.

Chuẩn mực là nền tảng tạo ra dư luận xã hội với tư cách là cơ sở, thước đo để nhận xét, đánh giá.

Trong khi đó, dư luận xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người vì nó đưa ra những nhận xét, đánh giá dựa trên cơ sở chuẩn mực xã hội. Dư luận xã hội góp phần tạo ra giá trị, chuẩn mực mới và loại bỏ những chuẩn mực cũ.

Dư luận xã hội nặng hơn về sự đánh giá và không có hình phạt của luật pháp song sức ép của dư luận gây ra lại rất nặng nề.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội) (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)