30 Tạo cơ hội cho NLĐ tham gia ý kiến vào việc quan trọng
4.2.2. Một số giải pháp cụ thể tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động và môi trường
nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động và môi trường
4.2.2.1. Giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động
Từ những phân tích ở chương 3, có thể thấy nhà nước cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, để doanh nghiệp có thể trả lương đầy đủ và thích đáng, cũng như bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động, qua đó nâng cao trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền lao động ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần thúc đẩy trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền lao động thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật và giám sát thực thi các quy định pháp luật về lao động, việc làm, đặc biệt là các quy định về: Thực hiện ký kết hợp đồng lao động; Đảm bảo thời gian thử việc cho người lao động; Đảm bảo số ngày làm việc của người lao động / tuần đúng pháp luật; Đảm bảo số giờ làm việc trong ngày đúng pháp luật; Đảm bảo thời gian làm thêm giờ đúng pháp luật. Bên cạnh đó, các quy định khác cũng cần được chú trọng bao gồm: Đảm bảo thực hiện tiền lương tối thiểu; Đảm bảo trả tiền lương làm thêm giờ theo đúng pháp luật; Đảm bảo trang bị bảo hộ lao động; Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đúng luật…
Đối với trách nhiệm cam kết, nhà nước cần có biện pháp giám sát và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm các quy định về: Phân biệt trong tuyển dụng và bố trí, sắp xếp công việc; Ngăn cấm hay gây khó khăn cho người lao động trong
136
việc tham gia tổ chức công đoàn, đoàn thể; Không buộc NLĐ ký cam kết về tuổi kết hôn, tuổi mang thai; Tạo cơ hội cho người lao động tham gia ý kiến vào việc quan trọng.
Cụ thể hơn, nhà nước cần có những giải pháp để khắc phục những nguyên nhân của những hạn chế trong bảo đảm QCN trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam hiện nay, trong đó bao gồm:
Một là, khắc phục hạn chế trong vấn đề tổ ch c thanh tra lao động
Nhà nước cần cải cách hệ thống thanh tra lao động để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về TNXH của doanh nghiệp trong việc bảo đảm các quyền lao động. Cụ thể, cần bổ sung về nhân lực và ngân sách cho lực lượng thanh tra Bộ LĐ-TBXH và thanh tra các Sở LĐ-TBXH, ít nhất là lên đến con số 1.200 – 1.250 người theo kế hoạch đã xác định đến năm 2020. Về ngân sách, Nhà nước cần tăng ngân sách cho hệ thống thanh tra lao động, đảm bảo lực lượng này có nguồn lực thích đáng để tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực và mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng cho việc thanh tra, xác định những vi phạm. Thêm vào đó, cũng cần tách riêng một bộ phận thanh tra về việc thực hiện các quyền lao động của doanh nghiệp theo như gợi ý của Ủy ban chuyên gia của ILO về áp dụng Công ước và Khuyến nghị (CEACR) khi đánh giá các hoạt động của thanh tra lao động Việt Nam, qua đó giúp cho công tác thanh tra về vấn đề này có tính chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Hai là, khắc phục hạn ch trong vấn đề tổ chức công đoàn
Nhà nước cần có biện pháp củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống công đoàn để góp phần ngăn ngừa vi phạm, thúc đẩy TNXH của doanh nghiệp trong việc bảo đảm các quyền của người lao động. Về mặt chiến lược, cần thay đổi mô hình tổ chức công đoàn từ mô hình theo kiểu quản lý doanh nghiệp nhà nước sang mô hình đa mạng lưới của nền kinh tế thị trường. Điều này cũng là để đáp ứng các yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam vừa tham gia. Thêm vào đó, cần nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công đoàn, xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn trong một số lĩnh vực của hoạt động công đoàn, cũng như cơ chế đãi ngộ, sử dụng, bảo vệ các cán bộ công đoàn cơ sở. Cuối cùng, cần có biện pháp mở rộng hệ thống tổ chức công đoàn đến mọi doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân nhỏ.
137
Ba là, khắc phục hạn ch trong thủ tục tham vấn, đối thoại tại nơi làm việc gi a người sử dụng lao động và người lao động
Nhà nước cần có biện pháp thúc đẩy thực hiện thủ tục tham vấn (đối thoại) tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động, qua đó tăng cường sự hiểu biết, làm hài hoà quan hệ lao động, và thúc đẩy việc tuân thủ TNXH của doanh nghiệp trong việc bảo đảm các quyền của người lao động. Trong vấn đề này, cần rà soát cụ thể hoá các quy định về quy trình đối thoại tại nơi làm việc để giúp các bên dễ dàng thực hiện và thuận lợi trong việc giám sát sự tuân thủ. Thêm vào đó, cần nghiên cứu bổ sung quy định về thỏa thuận sử dụng người trung gian - hòa giải khi xảy ra sự bất đồng về những nội dung đối thoại giữa các bên.
Bốn là, khắc phục hạn ch trong tổ chức thương lượng tập thể
Nhà nước cần có biện pháp khắc phục những hạn chế trong quy đinh pháp luật về thương lượng tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, để qua góp phần thúc đẩy TNXH của doanh nghiệp trong việc bảo đảm các quyền của người lao động. Trong vấn đề này, cần sửa đổi quy định để cho phép nội dung thỏa ước lao động tập thể bao gồm cả kết quả thương lượng về giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, miễn là trong đó yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng và đủ các quyền của người lao động theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, cũng cần bổ sung quy định pháp luật cho phép sử dụng vai trò trung gian - hòa giải trong thương lượng tập thể.
Năm là, khắc phục hạn ch về thủ tục khi u nại về lao động
Nhà nước cần có biện pháp khắc phục những hạn chế về thủ tục khiếu nại vi phạm quyền của người lao động, qua đó nâng cao TNXH của doanh nghiệp. Trong vấn đề này, cần rà soát, sửa đổi để đơn giản hoá, loại bỏ những thủ tục phiền hà, khiến người lao động mất nhiều thời gian, đồng thời tăng cường các quy định để giải quyết khiếu nại công bằng, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, cần quy định tổ chức công đoàn có thể được mời tham gia vào bất cứ giai đoạn nào của quy trình khiếu nại về quyền lao động.
4.2.2.2. Giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường
Cũng từ những phân tích ở chương 3, có thể thấy nhà nước cần chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài nguyên và giảm mức tiêu thụ năng
138
lượng trong hoạt động sản xuất, qua đó nâng cao trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền môi trường ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần thúc đẩy trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền môi trường thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật và giám sát thực thi các quy định pháp luật về kiểm soát và hạn chế xả thải ra môi trường, đặc biệt là các quy định về: Đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải; Kiểm soát chất thải; tái sử dụng phế liệu vào môi trường; Xử lý chất thải đúng với tiêu chuẩn môi trường.
Đối với trách nhiệm cam kết, nhà nước cần có biện pháp giám sát và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm các quy định về: Tự đánh giá và nỗ lực cải tiến hệ thống bảo vệ môi trường; Cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến môi trường trên sản phẩm và ấn phẩm; Thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường; Hoạch định ngân sách thực hiện trách nhiệm xã hội với môi trường; Báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện những cam kết về: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường; Xây dựng tiêu chí xanh trong tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ nhân lực; Tạo không gian làm việc xanh, tận dụng ánh sáng tự nhiên; Tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường; Thiết kế sản phẩm có tính tới ảnh hưởng đến môi trường.
Cụ thể hơn, nhà nước cần có những giải pháp để khắc phục những nguyên nhân của những hạn chế trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay, trong đó bao gồm:
Một là, khắc phục hạn ch về cơ ch quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Nhà nước cần kiện toàn, hợp lý hoá cơ chế quản lý nhà nước về môi trường để thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý trong lĩnh vực này. Để thực hiện mục tiêu đó, cần quy định rõ và cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp trong bảo vệ môi trường giữa các bộ có liên quan, trong đó lấy Bộ Tài nguyên, Môi trường làm nòng cốt. Bên cạnh đó, cần sửa đổi các quy định về các công cụ và biện pháp quản lý nhà nước về BVMT, trong đó đặc biệt là về đánh giá tác động môi trường. Cần sửa đổi các quy định pháp luật về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng làm rõ trách nhiệm pháp lý của Hội đồng thẩm định khi đưa ra những kết luận thẩm định không chính xác.
139
Nhà nước cần rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật về việc xả thải và xử lý chất thải qua đó hạn chế những vi phạm về vấn đề này, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân. Trong vấn đề này, cần cụ thể hoá các quy định về đưa chất thải ra môi trường, loại bỏ những quy định đã lạc hậu liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình hệ thống xử lý chất thải, thay bằng những quy định mới mà cập nhật các tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiên tiến. Thêm vào đó, cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất của các quy định pháp luật trong vấn đề này, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến hệ thống thoát nước thải, quy chuẩn kỹ thuật đối với nguồn nước thải, xử lý nguồn thải..
Ba là, khắc phục hạn ch trong quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và TNXH về môi trường, cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất, khắc phục sự chồng chéo trong các quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BVMT mà hiện đang được thực hiện bởi lực lượng cảnh sát môi trường và cơ quan quản lý môi trường các cấp. Cần loại bỏ một số quy định bất hợp lý như quy định việc thanh tra môi trường phải có quyết định, phải thông báo trước cho doanh nghiệp, đồng thời bổ sung quy định cho phép thanh tra ngoài giờ hành chính và thanh tra đột xuất. Bên cạnh đó, cần xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của thanh tra TNMT và thanh tra hành chính để trành chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm. Cần tăng thêm chế tài xử phạt hành chính với hành vi xả thải, đặc biệt xả thải công nghiệp để bảo đảm tính răn đe với các doanh nghiệp.
Bốn là, khắc phục hạn ch trong quy định giải quy t khi u nại, tố cáo về vi phạm pháp luật về môi trường và quyền về môi trường của công dân
Trong vấn đề này, cần sửa đổi các quy định pháp luật liên quan xác định thiệt hại, quy lỗi và xác định chứng cứ để chứng minh những thiệt hại môi trường, qua đó tháo gỡ những rào cản về pháp lý khiến người dân khó thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền về môi trường nước của mình. Ngoài ra, cần xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện và chủ thể được đền bù thiệt hại về môi trường. Đặc biệt, cần quy định cho phép khiếu kiện tập thể về môi trường để người dân có thể thực hiện được quyền này và tạo cơ sở xử phạt những doanh nghiệp gây ra thiệt hại về môi trường trên diện rộng, ở nhiều địa phương.
140
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Câu hỏi lớn đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay: làm thế nào để các QCN được thúc đẩy, bảo đảm, bảo vệ trên thực tế? Luận án tham góp vào việc trả lời câu hỏi nêu trên bằng việc giải mã một nội dung: cần phải làm gì để tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay?.
Chương 4 của luận án tập trung luận giải cho ba quan điểm lớn với cách hiểu là ba định hướng quan trọng cần triển khai phúc đáp yêu cầu tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm hiện thực hoá ba quan điểm nói trên. Trong nhóm giải pháp thứ nhất (nhóm giải pháp chung) gồm 06 đề xuất, luận án đã dành điểm nhấn cho các đề xuất về hoàn thiện khung khổ pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức của các chủ thể, xây dựng và lồng ghép TNXH của Dn trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tăng cường thực thi bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. Trong nhóm giải pháp thứ hai ( nhóm các giải pháp cụ thể), luận án gắn việc đề xuất các giải pháp với các hạn chế đã được xác định tại chương 3, nhằm hướng tới khắc phục các nguyên nhân của hạn chế. Theo đó, luận án tập trung luận giải cho cách giải quyết một số vấn đề trọng yếu nhất hiện nay liên quan tới lĩnh vực lao động như: tổ chức thanh tra lao động, tổ chức công đoàn,
thủ tục tham vấn và đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức thương lượng tập thể, thủ tục khiếu nại về lao động. Trong lĩnh vực môi trường, các đề xuất của luận án chú ý các khía cạnh thời sự như: cơ chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, vấn đề xả thải và xử lý chất thải, vấn đề về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật về môi trường và quyền về môi trường của công dân.
Do quy mô của luận án tiến sĩ không cho phép có đủ dung lượng để luận giải thật đầy đủ, chi tiết về các đề xuất nhưng mong muốn của luận án là cố gắng đưa ra hệ thống các giải pháp tương đối toàn diện trên bình diện chung và một số biện pháp cụ thể trong hai lĩnh vực được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Đây cũng chính là đích đến của luận án.
141
KẾT LUẬN
TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN là vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, cả trên phương diện nhận thức và phương diện chính sách pháp luật, điều chỉnh pháp luật, thực thi pháp luật đang còn khá nhiều vướng mắc, bất cập ở nước ta. Trong khi đó, yêu cầu bảo đảm QCN và phát triển bền vững đất nước đang đặt TNXH của DN ở vị trí đặc biệt quan trọng. Đó chính là lý do thúc