9 Theo BLLĐ 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3.2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường
bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường
Môi trường trong lành có thể được hiểu là môi trường vật chất mà chất lượng của nó cho phép cuộc sống được đảm bảo an toàn, hài hòa với tự nhiên. Cộng đồng quốc tế hiện đã thừa nhận quyền sống trong môi trường trong lành là một QCN quan trọng hàng đầu, là mục tiêu hoạt động BVMT của các quốc gia. Tuyên bố của Liên hợp quốc về Môi trường con người năm 1972 (Tuyên bố Stockholm) đã đưa QCN được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp luật của mình. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó, nhất là với tư cách quốc gia ký hai tuyên bố trên, có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành thành nguyên tắc pháp lý và thực tế nó đã là nguyên tắc trong pháp luật môi trường Việt Nam.
93
Lời nói đầu của Luật BVMT năm 1993 đề cập: “Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh t , tổ chức xã hội, đơn vị v trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc BVMT nh m bảo đảm sức kh e nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước,
g p phần BVMT khu vực và toàn cầu . Nguyên tắc này cũng được đề cập một cách
gián tiếp tại khoản 2, Điều 3 Luật BVMT năm 2005 quy định: “BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đ nh
cá nhân . Đến Luật BVMT năm 2014, nguyên tắc này được quy định ở khoản 2
Điều 4: “BVMT gắn k t hài hòa với phát triển kinh t , an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo t n đa dạng sinh học, ứng ph với
môi trường để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành .
Đây không chỉ là nguyên tắc mà là mục đích của pháp luật về môi trường, tất cả những quy định của pháp luật về môi trường đều nhằm thể hiện nguyên tắc này.
Pháp luật về BVMT ở Việt Nam trong những năm qua đã liên tục được hoàn thiện, hiện đã bao gồm các quy định toàn diện, đồng bộ về các hoạt động khuyến khích và hoạt động bị cấm trong BVMT; các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc BVMT; hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT. Tính đến năm 2020, Nhà nước đã ban hành khoảng 200 VBQPPL về BVMT. Hiện tại, Luật bảo vệ môi trường 2020 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động bảo đảm môi trường, bên cạnh đó còn có quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần đảm bảo về phòng ngừa ô nhiễm.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo đảm môi trường (BVMT) năm 2014). Sự cố môi trường khi đã xảy ra, không chỉ trực tiếp gây thiệt hại lớn về người và của, mà còn gây ra các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ, nếu công tác phòng ngừa không được chú trọng thỏa đáng, sự cố môi trường có nguy cơ xảy ra như một hệ lụy tất yếu và là mặt trái của quá trình phát triển. Công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc
94
phục sự cố môi trường vì thế luôn được xem là một vấn đề cấp thiết, trong đó việc tạo ra hành lang pháp lý được đánh giá là quan trọng hàng đầu.
Liên quan đến công tác này, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt kể từ sau khi Luật BVMT năm 2005 ra đời. Có thể kể đến các luật chuyên ngành như: Luật BVMT năm 2014 quy định công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường; Luật Hoá chất năm 2007 quy định một số nội dung liên quan đến phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường: xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và ứng phó sự cố hoá chất, trách nhiệm kiểm soát hoá chất trong các sản phẩm phục vụ đời sống; Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; Bộ Luật Hàng hải năm 2015 quy định việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm biển do dầu; Luật Thuỷ sản năm 2003 quy định các chủ thể khi tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản phải BVMT sống của các loài thuỷ sản, tạo cơ sở bảo đảm các nguồn thuỷ sản khi bị sự cố môi trường gây ô nhiễm tác động; Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về việc phòng ngừa, ứng phó với các sự cố do cháy nổ; Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định các chủ thể tham gia hoạt động khai thác dầu khí phải có đề án và các biện pháp BVMT; Luật Bảo đảm và phát triển rừng năm 2004 quy định về bảo đảm hệ sinh thái rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiên tai; Luật Đa dạng sinh học năm 2008 quy định về bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật; Luật Đê điều năm 2006 quy định về quy hoạch phòng, chống lũ; Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về BVMT trong hoạt động khoáng sản; Luật Xây dựng năm 2014 quy định khuyến khích áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến cũng như việc tuân thủ nguyên tắc nhằm BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu; Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993, sửa đổi, bổ sung năm 2000 quy định việc phòng ngừa, chống lụt bão và khắc phục hậu quả lụt bão.
Bên cạnh đó, còn các luật có liên quan khác như Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các chế định uỷ quyền và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại liên quan đến sự cố môi trường; Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các hành vi phạm tội liên quan đến sự cố môi trường và hình phạt cho các tội phạm này; và hàng loạt các văn bản dưới luật khác có liên hệ trực tiếp tới việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
95
Thứ hai, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong sử dụng nguồn lực bền vững.
Để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản, Đảng, Nhà nước đã sớm xây dựng cũng như từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về quản lý tài nguyên. Theo đó, về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững. Đến thời điểm hiện nay, hệ thống chính sách và quy định pháp luật về khoáng sản cũng đã trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta có Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản năm 1989, Luật Khoáng sản năm 1996 sau đó sửa đổi, bổ sung vào năm 2005. Đến năm 2010, chúng ta có Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Ngoài ra chúng ta có 8 nghị định, trong đó có 2 nghị định được thay thế. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 23 ngày 24/2/2020 về quản lý cát, sỏi lòng sông. Đây là nghị định duy nhất quản lý riêng một loại khoáng sản. Ngoài ra Bộ TN&MT, các bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành khoảng 50 thông tư, thông tư liên tịch. Có thể nói, đến thời điểm hiện nay, sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực năm 2011, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản được hoàn thiện. Đây là một bước hành lang pháp lý và cơ sở quan trọng để chúng ta quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và đưa ngành công nghiệp khai khoáng nước ta phát triển theo hướng bền vững.
Trong những năm qua, hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước (TNN) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý cơ bản cho công tác quản lý TNN từ trung ương đến địa phương thông qua việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tổng số gần 35 văn bản pháp luật về TNN. Đặc biệt, để bảo đảm tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới, ngày 21/6/ 2012 Quốc Hội đã thông qua Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13. Ngay sau khi Luật tài nguyên nước được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo khẩn trương xây dựng, trình ban hành tổng số 37 văn bản bao gồm: 05 nghị định của Chính phủ (Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước; Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định
96
hành lang bảo đảm nguồn nước; Nghị định 54/2015/NĐ-CP Quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nghị định 33/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định 73/2017/NĐ-CP Về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường), 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành 18 thông tư. Đây là những công cụ pháp lý hữu hiệu đóng góp quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước hiệu quả. Bên cạnh đó, để bảo đảm quản lý, khai thác sử dụng và bảo đảm tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện và hiệu quả cao nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia cho trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển bền vững, bảo đảm môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh trước diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước, ngày 23/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020.
Thứ ba, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Nhiều luật liên quan tới ứng phó với môi trường đã được Quốc Hội thông qua trong thời gian vừa qua như Luật Khoáng sản năm 1996. Luật Đất đai năm 2001. Luật Bảo đảm Môi trường năm 2005. Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Phòng, tránh thiên tai năm 2013..Kèm theo đó là nhiều Nghị định, Quyết định, chỉ thị, thông tư… của các cấp liên quan đến môi trường đã được ban hành.
Kể từ năm 2005, sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, một số chính sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến môi trường được ban hành như Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về môi trường (năm 2005); Nghị quyết số 60 của Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với môi trường (năm 2008), Chiến lược quốc gia về môi trường (năm 2011), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (năm 2012) và rất nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến môi trường được ban hành trong các lĩnh vực tài nguyên, sinh học, nông lâm nghiệp, môi trường xây dựng, thủy lợi, giao thông, năng lượng, công nghiệp, y tế…
97
Qua đó, cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của Chính phủ Việt Nam đối với việc chung tay ứng phó với môi trường toàn cầu và tăng cường hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính trong lĩnh vực này. Chương trình “Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu của Chính phủ Đan Mạch năm 2008 đã đưa vào sử dụng một số mô hình thích ứng với môi trường tại Quảng Nam và Bến Tre, được đánh giá cao và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng; mạng lưới trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL được tăng cường, góp phần hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt. Chương trình SP-RCC do JICA Nhật Bản và AfD Pháp khởi sướng năm 2009 đến nay có thêm WB, Canada, Ốt- xtrây-li-a, Hàn Quốc tham gia, đã có trên 200 hành động chính sách liên quan đến môi trường, gồm 3 trụ cột: thích ứng với môi trường, giảm nhẹ phát thải nhà kính, khung thể chế và chính sách liên ngành, với 14 nhóm mục tiêu đã xây dựng và thực hiện, hình thành các diễn đàn đối thoại chính sách về môi trường giữa các Bộ, ngành, các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã huy động được gần 1 tỷ USD từ các nhà tài trợ và danh mục 62 dự án ưu tiên cấp bách về biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thỏa thuận đối tác chiến lược Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với môi trường và quản lý nước: Tháng 12/2013, Hà Lan đã trình Chính phủ Việt Nam Kế hoạch ĐBSCL với mục tiêu duy trì một đồng bằng thịnh vượng, cả về kinh tế và xã hội dựa trên việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng phó tốt với những thách thức do môi trường gây ra. Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam do Chính phủ Na Uy tài trợ để Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực về thể chế và kỹ thuật ở cấp quốc gia để thực hiện REDD+, đồng thời triển khai thí điểm các mô hình thực hiện REDD+ tại một số địa phương. Bên cạnh đó, một số mô hình thích ứng với môi trường áp dụng trong sản xuất nông nghiệp như mô hình “Nông nghiệp các-bon thấp , dự án do ADB tài trợ; mô hình “Cải thiện nông nghiệp có tưới , dự án do WB tài trợ; mô hình “Thích ứng môi trường ở ĐBSCL do JICA tài trợ; mô hình “Ảnh hưởng của môi trường đến sử dụng đất ở ĐBSCL – Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa dự án CLUES do ACIAR tài trợ; mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI); mô hình trồng rừng ven biển thích ứng với môi trường… đã mang lại những kết quả lớn, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược ứng phó với môi trường, từng bước xây dựng nền nông nghiệp xanh, phát thải thấp, phát triển bền vững.
98
Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực, chủ động của các Bộ, ngành, địa phương đã đem lại những kết quả đáng kể trong năng lực ứng phó với môi trường: Nhận thức về môi trường của các ngành, các cấp, tổ chức và người dân đã có bước chuyển biến tích cực; Thể chế, chính sách, bộ máy tổ chức về môi trường bước đầu được thiết lập; Nhiều hoạt động thích ứng với môi trường, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện; Vai trò, vị thế của Việt Nam được nâng cao và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế được tăng cường
Thứ tư, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên.
Theo luật bảo đảm môi trường sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội