30 Tạo cơ hội cho NLĐ tham gia ý kiến vào việc quan trọng
4.1.3. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay cần g n liền với việc nâng cao ý thức
bảo vệ quyền của cộng đồng, cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra cũng như cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của các doanh nghiệp
Những vi phạm nhân quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyền của cá nhân, cộng đồng, vì thế người dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi bị vi phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một bộ phận người dân còn thờ ơ với những vi phạm nhân quyền của doanh nghiệp, trong khi sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng nhà nước thiếu kịp thời và hiệu quả. Đây là nguyên nhân khiến cho có những vi phạm nhân quyền của doanh nghiệp, kể cả những vi phạm nghiêm trọng, cụ thể như trong lĩnh vực môi trường, song vẫn diễn ra một cách lâu dài. Để khắc phục tình trạng nêu trên, nhà nước cần tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận biết và có ý thức bảo vệ các quyền của mình. Các tổ chức xã hội và cơ quan báo chí cũng cần tham gia vào việc đó.
Ngoài ra, nhà nước cũng cần bảo đảm quyền hiến định về khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của các doanh nghiệp, qua đó giúp người dân tin tưởng vào tính chất công minh của pháp luật và mạnh dạn vạch trần, đấu tranh với những vi phạm
124
của các doanh nghiệp. Khi tất cả người dân ý thức được quyền của mình và kịp thời khiếu nại, tố cáo thì những vi phạm nhân quyền của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. Tất nhiên, đi liền với cơ chế khiếu nại, tố cáo các vi phạm nhân quyền là cơ chế bảo vệ doanh nghiệp, tránh cho doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị tố cáo sai sự thật dẫn đến tình trạng mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong việc giải trình hoặc chứng minh về hành động của mình, khiến cho đôi khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tính chất rất rộng lớn, vi phạm nhân quyền vì thế rất khó phát hiện nếu không có cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra phù hợp. Một cơ chế giám sát phù hợp cần huy động sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội và các cơ quan báo chí, vì chỉ có các cơ quan nhà nước thì không thể nắm bắt mọi hoạt động của các doanh nghiệp. Trong vấn đề này, nhà nước cần có cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời những thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do người dân, các tổ chức xã hội và các cơ quan báo chí chuyển đến, đồng thời phải có sự phản hồi nhanh chóng, kịp thời và chu đáo để khuyến khích các chủ thể tham gia giám sát vi phạm. Đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra, nhà nước cần củng cố các cơ chế pháp lý có liên quan để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả song đồng thời tránh lạm dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp, hoặc tham nhũng trong quá trình kiểm tra, thanh tra. Hoạt động kiểm tra, thanh tra cần gắn kết với cơ chế giám sát của các chủ thể bên ngoài nhà nước để bảo đảm tính chính xác, có trọng tâm, trọng điểm.