cần triển khai nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu được kế thừa, luận án sẽ tập trung làm rõ nội dung quan điểm luật học về TNXH của DN trong lĩnh vực QCN như khái niệm, đặc điểm, vai trò về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. TNXH của DN có rất nhiều phương diện và trên rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, theo tác giả luận án có 2 lĩnh vực đặc thù về bảo đảm QCN là: lao động và môi trường.
Luận án làm rõ nội dung về khái niệm luật mềm, một xu hướng nghiên cứu mới trong pháp luật hiện nay và có vị trí riêng trong học thuyết pháp lý quốc tế và trong thực tiễn của pháp luật quốc gia. Bản chất của TNXH CỦA DN vốn là những cam kết tự nguyện và không có tính ràng buộc pháp lý nên việc đưa luật mềm vào để giải quyết các cam kết không thực hiện hoặc vi phạm cam kết đã được áp dụng vào nhiều trường hợp trên thế giới.
Luận án làm rõ căn cứ để thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam như quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các công ước quốc tế và chương trình nghị sự mà Việt Nam phê chuẩn và tham gia, các bộ quy tắc ứng xử phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án sẽ đánh giá những thành tựu đạt được của doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện TNXH của DN trong lĩnh vực QCN như văn bản pháp quy và cam kết của doanh nghiệp về 2 nội dung nêu trên.
Bên cạnh những thành tựu thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN, luận án sẽ chỉ ra những hạn chế và từ đó sẽ làm rõ những nguyên nhân của những tồn tại như nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, những sức ép cần thiết từ phía nhà nước, từ người lao động và xã hội, những yêu cầu của thị trường đối với TNXH của DN về bảo đảm QCN, về quan điểm và chính sách của doanh nghiệp, về hệ thống quản lý thực hiện TNXH của DN.
Đặc biệt từ những phân tích trên, luận án giải quyết những mâu thuẫn giữa việc lợi ích kinh tế với bảo đảm QCN, về vấn đề rà soát QCN trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp, các biện pháp khắc phục, bồi thường của doanh nghiệp đối
23
với các vụ việc vi phạm QCN. Phân tích các quy định pháp luật ở phương diện các văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc (luật cứng) và các điều ước, quy phạm không mang tính bắt buộc (luật mềm). Từ đó chỉ ra tính hiệu lực của các quy định pháp luật này trong thực tiễn đạt được đến đâu.