Mức độ hoàn thiện của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu Luận án trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 81)

5 Chẳng hạn như: Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm

2.4.2. Mức độ hoàn thiện của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

TNXH của DN trong bảo đảm QCN với cách hiểu là mục tiêu, mong muốn, kỳ vọng của cộng đồng, cá nhân và TNXH của DN trong bảo đảm QCN ở đời sống hiện thực có một khoảng cách rõ ràng. Pháp luật vừa đóng vai trò thu hẹp khoảng cách đó, vừa tạo kênh dẫn cho các quyền và nghĩa vụ pháp định đi vào đời sống thông qua việc ghi nhận quyền trong pháp luật và thiết lập chu trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Điều này tất yếu nói lên mức độ ảnh hưởng đến TNXH của DN trong bảo đảm QCN nhìn từ mức độ hoàn thiện của pháp luật.

TNXH của DN trong việc đảm bảo QCN được thực thi dựa trên các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia.

Cho đến nay, phần lớn chủ thể của TNXH của DN đều dựa vào một số văn bản quan trọng do các tổ chức quốc tế cung cấp để thực thi TXNH của DN. Số lượng các văn kiện có tính pháp lý liên quan đến TNXH của DN trong bảo đảm QCN do Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác xây dựng và thông qua ngày càng tăng. Trong số đó, đáng kể là Liên Hợp Quốc với Bộ luật Nhân quyền quốc tế. Bên cạnh đó, phải kể đến những văn bản nổi bật từ đầu những năm 1990 như Bản tuyên ngôn về Hội nghị Rio về Môi trường và phát triển năm 1992 được 172 quốc gia đồng ký kết; Nghị định thư Tokyo được phê chuẩn năm 1997 liên quan đến vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu; Chương trình hành động do Hội nghị thượng đỉnh thế giới về sự Phát triển bền vững thông qua ở Johannesburg năm 1988; Dự án về các chuẩn mực trách nhiệm liên quan đến vấn đề nhân quyền trong các công ty xuyên quốc gia và những công ty khác….Ngoài ra, không thể không kể đến các hiệp định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đang là nguồn quy chiếu được những người ủng hộ TNXH của DN tham khảo thường xuyên ( đặc biệt là 8 quy ước gọi là “cơ bản ra đời từ Bản tuyên ngôn liên quan đến nguyên tắc và quyền lao động cơ bản được thông qua năm 1998; Bản Tuyên ngôn 3 bên năm 1997 (được điều chỉnh vào năm 2000) về các Nguyên tắc liên quan đến các doanh nghiệp đa quốc gia và các chính sách xã hội. Một nguồn quy chiếu quan trọng khác cũng thường xuyên được viện dẫn là Các nguyên tắc chỉ đạo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dành cho các doanh nghiệp đa quốc gia (được chỉnh sửa lần cuối vào năm 2000) hình thành Bộ Quy tắc ứng xử chung về hành vi của doanh nghiệp và đã được chính quyền các nước thông qua ở mức độ đa phương.

74

Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật quốc gia giữ tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thực thi TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Pháp luật, bằng việc ghi nhận các QCN và nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã chính thức hóa, pháp lý hóa các yêu cầu về TNXH của DN. Phần lớn nội hàm của TNXH của DN trong bảo đảm QCN chỉ là kỳ vọng nếu không được biểu hiện dưới hình thức pháp luật. Kể cả khi chúng được tuyên bố ủng hộ, các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội cũng không được mặc định áp dụng ở nhiều quốc gia. Chỉ khi mang tính pháp lý, TNXH của DN mới có đầy đủ giá trị hiện thực, được doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, được quyền lực nhà nước bảo vệ. Pháp luật chính là (và phải là) phương tiện thực hiện quá trình chuyển hóa đó. Từ phương diện này, nhu cầu chế định và hoàn thiện pháp luật liên quan đến TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN được đặt ra như một yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định tới tính hiện thực của TNXH của DN. Một hệ thống pháp luật được xem là nền tảng pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện TNXH của DN trong bảo đảm QCN trước hết phải là hệ thống pháp luật có được chỉ số ghi nhận tới mức tối đa các nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp trong bảo đảm QCN, đồng thời ghi nhận các điều kiện cho phép thực hiện TNXH của DN, trở thành phương tiện thúc đẩy và mang lại giá trị hiện thực cho các đảm bảo liên quan đến thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN.

Một phần của tài liệu Luận án trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)