Hình thức điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Luận án trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 78)

5 Chẳng hạn như: Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm

2.3.2. Hình thức điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngườ

nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người

Các quan hệ xã hội liên quan đến TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN rất rộng, đồng thời là lĩnh vực pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, điều chỉnh pháp luật về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN cần phải được thể hiện dưới hình thức văn bản có tính pháp điển cao và trình bầy lồng ghép trong các văn bản pháp luật của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: luật lao động, luật bảo vệ

69

môi trường, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, luật hành chính và tố tụng hành chính… Đặc biệt, tương ứng với hai lĩnh vực phản ánh tác động chủ yếu của hoạt động doanh nghiệp tới QCN, điều chỉnh pháp luật về TNXH của DN trong bảo đảm QCN cần thể hiện tập trung trong lĩnh vực pháp luật lao động và pháp luật về môi trường.

Điều chỉnh pháp luật về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN có thể thể hiện dưới hình thức một văn bản luật riêng biệt.

1) Ở Mỹ, TNXH của DN trong Phòng Kinh tế và Kinh doanh (EB) của Bộ với các doanh nghiệp Hoa Kỳ đi dầu trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và đạo đức. Nhiệm vụ của văn phòng TNXH của DN là: Thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện đối với TNXH của DN để bổ sung cho sứ mệnh của Văn phòng EB trong việc xây dựng an ninh kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững trong và ngoài nước. Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các công ty Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động công ty có trách nhiệm với xã hội, có tư duy tiến bộ bổ sung cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các nguyên tắc của chương trình Giải thưởng Thư ký cho Doanh nghiệp Xuất sắc. Xây dựng sức mạnh tổng hợp này, làm việc với các công ty đa quốc gia, xã hội dân sự, các nhóm lao động, những người ủng hộ môi trường và những người khác để khuyến khích việc áp dụng các chính sách của công ty giúp các công ty “hoạt động kinh doanh bằng cách làm tốt .

2) Ở Anh, TNXH của DN là một phần của Quản trị Doanh nghiệp. Đạo luật Công ty 2006 hiện đã làm tăng thêm những áp lực đó bằng cách yêu cầu các nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề cộng đồng và môi trường khi xem xét nghĩa vụ của họ trong việc thúc đẩy sự thành công của công ty và các tiết lộ được đưa vào Đánh giá kinh doanh. TNXH của DN hiện nay là một phần không thể thiếu của quản trị tốt đối với các công ty lớn hơn nói riêng.

3) Ở Châu Âu Chương trình hành động TNXH của DN của Ủy ban Châu Âu là: Tăng cường khả năng và phổ biến thực hiện TNXH của DN. Cải thiện và theo dõi mức độ tin cậy trong kinh doanh. Cải thiện quy trình tự điều chỉnh và đồng điều chỉnh. Tăng cường phần thưởng thị trường cho TNXH của DN. Cải thiện việc công bố thông tin xã hội và môi trường của công ty. Tích hợp hơn nữa TNXH của DN vào giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách TNXH của DN quốc gia và địa phương. Điều chỉnh tốt hơn các cách tiếp cận của Châu Âu và toàn cầu đối với TNXH của DN. Chiến lược TNXH của DN được xây

70

dựng dựa trên các hướng dẫn và nguyên tắc của Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền, Tiêu chuẩn Hướng dẫn ISO 26000 về Trách nhiệm Xã hội và Hướng dẫn của OECD cho các Doanh nghiệp Đa quốc gia.

4) Ở Ấn Độ, TNXH của DN ở Ấn Độ theo truyền thống được coi là một hoạt động từ thiện. Năm 2014, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có luật đóng góp bắt buộc về TNXH của DN. Tại Ấn Độ, khái niệm TNXH của DN được điều chỉnh bởi điều khoản 135 của Đạo luật Công ty, 2013, đã được cả hai viện của Quốc hội thông qua và đã nhận được sự đồng ý của Tổng thống Ấn Độ vào ngày 29 tháng 8 năm 2013. Các điều khoản TNXH của DN trong Đạo luật được áp dụng cho các công ty có doanh thu hàng năm từ 1.000 crore INR trở lên, hoặc giá trị ròng từ 500 crore INR trở lên, hoặc lợi nhuận ròng từ năm crore INR trở lên. Các quy tắc mới, sẽ được áp dụng từ năm tài chính 2014-15 trở đi, cũng yêu cầu các công ty thành lập một ủy ban TNXH của DN bao gồm các thành viên hội đồng quản trị của họ, bao gồm ít nhất một giám đốc độc lập. Đạo luật khuyến khích các công ty chi ít nhất 2% lợi nhuận ròng trung bình của họ trong ba năm trước cho các hoạt động TNXH của DN.

5) Các quốc gia khác Pháp, Đan Mạch, Nam Phi và Trung Quốc có nghĩa vụ báo cáo bắt buộc về số tiền chi cho các hoạt động TNXH của DN.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nội dung văn bản luật cần phải đảm bảo tính bao phủ đối với các quan hệ xã hội thuộc thành tố cấu trúc của TNXH của DN trong đảm bảo QCN, đồng thời phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của văn bản luật trong toàn bộ hệ thống pháp luật, tạo thành một chỉnh thể, hướng tới thực hiện mục tiêu hiện thực hóa TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN.

Tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề nói trên, có hai khía cạnh tác động quan trọng: (1) Nguồn của pháp luật Việt Nam khá đa dạng về thể loại và vì do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành nên có hiệu lực pháp lý khác nhau. Trong hoạt động quản lý cũng như trong hoạt động xét xử của Tòa án, các viên chức nhà nước, các thẩm phán thường làm nhiệm vụ áp dụng pháp luật đúng như tinh thần và lời văn của pháp luật. Điều này, một mặt đòi hỏi nâng cao tính pháp điển của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn với TNXH của DN trong bảo đảm QCN, mặt khác, hoạt động xây dựng pháp luật cần hướng tới việc tạo ra không gian rộng rãi hơn cho sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật trên nền của những nguyên tắc

71

chung thống nhất; (2) Pháp luật Việt Nam thường xuyên thay đổi, thiếu ổn định. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đổi mới đất nước với việc xuất hiện tư duy pháp lý và những quan hệ xã hội mới. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải thiết kế chính sách pháp luật và chương trình xây dựng pháp luật một cách mạch lạc theo từng thời gian, theo cấp có thẩm quyền… để đảm bảo quá trình điều chỉnh pháp luật TNXH của DN trong bảo đảm QCN không bị chệch hướng về nội dung.

Một phần của tài liệu Luận án trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)