30 Tạo cơ hội cho NLĐ tham gia ý kiến vào việc quan trọng
4.2.1. Các giải pháp chung
4.2.1.1. Hoàn thiện khung khổ pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người
Như đã đề cập ở các chương 2 và 3, TNXH của DN không thể chỉ thực hiện bằng sự tự nguyện, tự giác, mà cần phải được quy định trong pháp luật để bảo đảm tính cưỡng chế về mặt pháp lý. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề quyền con người tuy đã chứa đựng nhiều quy định có liên quan nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống và nhiều quy
125
định chưa hợp lý, dẫn đến việc thiếu cơ sở pháp lý để xử lý nhiều vi phạm nhân quyền của các doanh nghiệp
Hoàn thiện khung khổ pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người là vấn đề rộng lớn, khó khăn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể. Trước mắt, cần chú ý hoàn thiện khung khổ pháp luật gắn với các điều ước quốc tế về nhân quyền và về lao động mà Việt Nam đã tham gia – bởi đây là những văn kiện chứa đựng những tiêu chuẩn cốt lõi, có tính chất tập trung nhất về trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp trong vấn đề quyền con người.
Cụ thể, với các điều ước quốc tế về nhân quyền, hiện nay Việt Nam đã tham gia 7/9 điều ước cốt lõi và một số điều ước khác về quyền con người do Liên hợp quốc thông qua. Các điều ước này gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo nghĩa chúng đặt ra những tiêu chuẩn cơ bản mà doanh nghiệp bắt buộc phải tôn trọng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, khi nội luật hoá các điều ước này vào pháp luật quốc gia, các quy định có liên quan trong pháp luật quốc gia sẽ trở thành những điều kiện bắt buộc với các doanh nghiệp.
Đối với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, Việt Nam hiện đã tham gia 21 công ước của ILO trong đó đề cập đến một phạm vi rất rộng lớn quy định liên quan đến điều kiện, môi trường làm việc của người lao động. Việc nội luật hóa các công ước này vào trong pháp luật quốc gia sẽ bảo đảm các doanh nghiệp ở Việt Nam tuân thủ đầy đủ các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động. Bên cạnh đó, việc này cũng là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng các bộ quy tắc ứng xử phù hợp với các nguyên tắc quốc tế về kinh doanh và nhân quyền, qua đó xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong thương trường quốc tế.
4.2.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm nhân quyền. Trong vấn đề này, ngoài việc hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, nhà nước cần có biện pháp khuyến khích, huy động sự tham gia của các chủ thể bên ngoài (người dân, tổ chức xã hội, báo chí và bản thân các doanh nghiệp) vào việc giám sát. Cũng cần có biện pháp thúc đẩy sự tự nguyện, tự giác tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh.
126
Đi liền với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời khi các doanh nghiệp vi phạm, nhà nước cần xây dựng cơ chế chuẩn hóa, giám sát phối hợp giữa đội ngũ thanh tra và đội ngũ các chuyên gia đánh giá các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về nhân quyền, đặc biệt trong các lĩnh vực lao động và môi trường, qua đó giúp cho việc thực thi pháp luật được tốt hơn, bảo đảm một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần củng cố các khâu yếu trong hệ thống thực thi và soát xét các biện pháp chế tài một cách xác đáng để đảm bảo hiệu lực của luật pháp trong giải quyết các vi phạm quyền con người trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
4.2.1.3. Khuy n khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hoặc áp dụng các bộ quy tắc ứng xử cụ thể hoá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người
Bên cạnh các quy định pháp luật, các bộ quy tắc ứng xử cũng có vai trò rất quan trọng trong việc cụ thể hoá và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người. Chính vì vậy, trên thế giới hiện nay đã có khoảng hơn 10.000 bộ quy tắc ứng xử được các doanh nghiệp của các quốc gia áp dụng làm tiêu chí xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, trong đó đặt vấn đề bảo vệ nhân quyền làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Các bộ quy tắc này đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá. Trong số các bộ quy tắc ứng xử đã nêu, có những bộ quy tắc đặc biệt quan trọng như: SA 8000 (tiêu chuẩn về quản lý lao động); WRAP (tiêu chuẩn trách nhiệm toàn cầu về sản xuất may mặc), BSCI (bộ quy tắc trách nhiệm xã hội trong kinh doanh); OHSAS 18001:2007 (hệ thống tiêu chuẩn quản lý về sức khỏe và an toàn quốc tế) và ICTI (tiêu chuẩn xã hội về trách nhiệm trong ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi)… Các bộ quy tắc ứng xử này do các doanh nghiệp đưa ra nhằm xây dựng tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh, tiêu chuẩn về điều kiện môi trường lao động; an toàn sức khỏe, nghề nghiệp... trong đó cấm phân biệt đối xử, cấm sử dụng lao động trẻ em, bảo đảm sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xóa bỏ lao động cưỡng bức...Có thể nói, các bộ quy tắc ứng xử này đã thiết lập các nội dung dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn tham gia thực hiện. Chúng có thể được áp dụng bởi mọi doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Về nguyên tắc, các Bộ quy tắc ứng xử không thay thế pháp luật nhưng chúng được xem là tiêu chí để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh, đánh
127
giá về đạo đức trong kinh doanh cũng như phản ánh mức độ bảo vệ quyền lao động của người lao động tại nơi làm việc [20, tr.159,160]. Việc áp dụng các quy tắc này không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, hiện đại, trong đó các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được tôn trọng, bảo đảm. Do vậy, việc hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng, chuyển hóa, áp dụng nội dung của các Bộ quy tắc ứng xử tiến bộ, phù hợp với điều kiện của đất nước và doanh nghiệp là rất quan trọng ở nước ta.
4.2.1.4. Nâng cao nhận thức, ý thức của các chủ thể liên quan việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người
Có nhiều chủ thể có liên quan đến việc thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN, trong đó bao gồm các doanh nghiệp, các cơ quan và cán bộ nhà nước, các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí và người dân, trong đó các doanh nghiệp có vị trí quan trọng nhất. Tất cả các chủ thể này cần được tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, từ đó có ý thức tôn trọng, thực hiện, và đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việc tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm QCN trong hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện bởi mọi chủ thể, thông qua nhiều cách thức khác nhau như trên báo chí, mạng xã hội, ở các cơ sở giáo dục. Nhà nước và các doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo về TNXH của DN về bảo đảm nhân quyền trong hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở đào tạo doanh nhân. Các cơ quan báo chí cần tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông về vấn đề này trên đài phát thanh, truyền hình và thông qua các chuyên mục, tin tức, phóng sự của báo in và báo mạng. Các tổ chức của người sử dụng lao động cần thúc đẩy nhận thức, ý thức của các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người thông qua các hoạt động trao đổi thông tin, tập huấn…trong mạng lưới của mình. Những hoạ động này cần bao gồm cả việc nâng cao năng lực và hỗ trợ các doanh nghiệp trong mạng lưới áp dụng các bộ quy tắc, tiêu chuẩn có liên quan. Trong khi đó, các tổ chức của người lao động cũng cần thường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức về pháp luật, các tiêu chuẩn về nhân quyền tại nơi làm việc cho người lao động, trong đó bao gồm cả các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo khi quyền của mình tại nơi làm việc bị doanh nghiệp vi phạm.
Đối với các tổ chức xã hội, cần có những chương trình phù hợp, thiết thực để giúp gia tăng nhận thức, kiến thức về việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong bảo đảm nhân quyền cho các đối tác có liên quan; cũng như nâng cao hiệu quả của hệ
128
thống quản lý để các doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc ứng xử và các quy định pháp luật. Các tổ chức xã hội cũng có thể xây dựng những diễn đàn để trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và hiệu quả của việc thực hiện trách nhiệm xã hội về nhân quyền với sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá những quy tắc giúp nâng cao cơ hội chia sẻ, học hỏi giữa các doanh nghiệp với nhau;
Với vai trò quản lý, các cơ quan nhà nước cần có cơ chế khuyến khích những hoạt động sáng tạo và các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về nhân quyền (có thể bằng vật chất như giảm thuế hoặc tinh thần như giới thiệu khách hàng, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, trao tặng danh hiệu...). Các cơ quan nhà nước cũng cần sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền cho mọi doanh nghiệp và người lao động hiểu thống nhất về khái niệm và các nội dung của trách nhiệm xã hội về nhân quyền. Bên cạnh đó, cần phát triển một bộ phận các doanh nghiệp thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội về nhân quyền để tạo đà cho các doanh nghiệp khác, tiến tới việc thực hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Nhà nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính khi cần thiết cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội về nhân quyền.
Cụ thể, việc nâng cao nhận thức, ý thức của các chủ thể liên quan việc thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN có thể được lồng ghép vào hoạt động của một số chủ thể như sau:
L ng gh p vào hoạt động của tổ chức đại diện giới chủ: Giới chủ là nhưng
nhà quản trị doanh nghiệp – những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp và có tầm quan trọng trong các quyết định của doanh nghiệp. Do vậy quan điểm, nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ra bất cứ quyết định nào của doanh nghiệp trong đó có những quyết định liên quan đến việc thực hiện TNXH của DN. Nhà quản trị trong doanh nghiệp thường có 3 cấp là: nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung và nhà quản trị cấp cơ sở. Tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm thực hiện TNXH của DN trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Do đó họ cần phải nhận thức đúng đắn vấn đề này và chuyển hoá thành kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này một cách nghiêm túc.
Việc triển khai thực hiện TNXH của DN đòi hỏi trước hết người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải có tâm, có tầm nhìn và kiến thức về TNXH của DN
129
cũng như năng lực quản lý điều hành việc thực hiện, phải có tổ chức khoa học, hợp lý bên cạnh tổ chức bộ máy doanh nghiệp đảm bảo tinh gọn, hiệu quả với những quy trình giá trị khoa học. Vấn đề xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện TNXH của DN; đào tạo, phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý, từ nhận thức đến thực hiện quy trình, công việc để thực hiện TNXH của DN là vấn đề thường xuyên phải coi trọng.
Thực tế ở Việt Nam thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã tiến hành các chương trình hội thảo, hội nghị bàn tròn, đào tạo về các nội dung liên quan đến TNXH của doanh nghiệp, triển khai ứng dụng các mô hình áp dụng hiệu quả tại một số nhà máy, xí nghiệp của họ. Đây là những tín hiệu tích cực mà cần phát huy trong thời gian tới.
Hoạt động của các tổ chức của người lao động: Người lao động là yếu tố cơ
bản và quyết định sự thành công hay thất bại của bất cứ doanh nghiệp nào. Trong quá trình hoạt động TNXH của DN, người lao động vừa là chủ thể tham gia vào quá trình này vừa là đối tượng thực hiện TNXH của DN. Do vậy NLĐ trong doanh nghiệp phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về những vấn đề liên quan đến thực hiện TNXh của DN. Bởi lẽ chỉ khi có nhận thức đúng đắn họ mới có thể có những hành động đúng đắn.
Nhìn từ khía cạnh chủ thể của quá trình thực hiện TNXH của DN, một sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp muốn có chất lượng tốt trước hết đòi hỏi phải có người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tốt và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, song trình độ chuyên môn chưa đủ mà ý thức trách nhiệm của người lao động trong sản xuất và cũng ứng sản phẩm cho thị trường; nhất là đội ngũ kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm cao mới đảm bảo sản xuất và xuất xưởng các sản phẩm tốt.
Nhìn từ khía cạnh đối tượng tiếp nhận việc thực hiện TNXH của DN, người lao động trong doanh nghiệp cũng cần nhận thức được đầy đủ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia cống hiến sức lao động cho doanh nghiệp. Việc này sẽ đảm bảo cho quá trình thực hiện TNXH của DN với người lao động trong doanh nghiệp diễn ra một cách tốt đẹp từ đó thúc đẩy sự phát triển của quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp.
Dù vậy, cần thấy rằng nhận thức và ý thức của người lao động về TNXH của DN phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế tổ chức và sự năng động của các tổ chức của người lao động. Trong vấn đề này, ở Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
130
dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên đoàn Lao động Đức thời gian qua đã triển khai dự án nâng cao nhận thức về TNXH của DN cho cán bộ công đoàn các cấp, bao gồm cả cán bộ công đoàn của doanh nghiệp. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đã thành lập hệ thống trung tâm hỗ trợ pháp luật cho người lao đông bao gồm 8 trung tâm, 23 văn phòng và trên 80 luật sư trong phạm vi cả nước. Đây cũng là những tín hiệu tích cực và những cách làm tốt cần được phát huy trong thời gian tới.
Hoạt động của các tập đoàn bán buôn, bán lẻ (các nhà mua): Các tập đoàn
này có thể đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với hệ thống cung cấp sản phẩm (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà thầu phô, cung ứng...) trong việc tuân thủ các yêu cầu