5 Chẳng hạn như: Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm
2.2.10. Tiêu chí trong Bản Hướng dẫn báo cáo toàn cầu (United Global Compact)
Compact)
Sáng kiến hướng dẫn báo cáo toàn cầu có trụ sở tại Amsterdam, là một tổ chức tiêu chuẩn độc lập quốc tế giúp các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác hiểu và truyền đạt tác động của họ đối với các vấn đề như biến đổi khí hậu, nhân quyền và tham nhũng. Nguyên tắc tự nguyện GRI được phát hành năm 2000 và nhằm giúp các tổ chức báo cáo về các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của họ. Hiện tại chúng tạo thành khung tham chiếu quốc tế chính cho báo cáo TNXH của DN và kết hợp các tham số dựa trên quyền con người.
Trong phần dành cho báo cáo xã hội, GRI sử dụng một số chỉ số nhân quyền dựa trên một loạt các công cụ nhân quyền quốc tế, bao gồm các chỉ số xã hội dựa trên các quyền lao động và các QCN khác:
1. Việc làm;
2. Mối quan hệ lao động;
3. An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp; 4. Đào tạo và giáo dục;
5. Đa dạng và cơ hội công bằng; 6. Chiến lược và quản lý;
7. Không phân biệt đối xử;
8. Tự do Hiệp hội và Thương lượng Tập thể
Như vậy, tiêu chí chung là các doanh nghiệp phải thực hiện tối đa khả năng
của mình để ngăn chặn và giảm thiểu các tác động nhân quyền bất lợi trong tất cả các mối quan hệ kinh doanh của họ. Nghĩa vụ này có hiệu lực trong tất cả các bối cảnh. Các doanh nghiệp phải luôn tìm cách tôn trọng và bảo đảm các nguyên tắc của QCN được quốc tế công nhận. Nếu một công ty không thực hiện và chứng minh các biện pháp đã thực hiện để ngăn chặn, giảm thiểu hoặc giải quyết các tác
56
động bất lợi về QCN có liên quan đến hoạt động của chính họ hoặc của các đối tác kinh doanh của họ, rất có thể sẽ phải đối mặt với các hậu quả uy tín, pháp lý hoặc tài chính.