Hoàn thiện về nguồn nhân lực kế toán

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 108 - 110)

- Phương trình hòa vốn

4.2.1.4.Hoàn thiện về nguồn nhân lực kế toán

b) Báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty

4.2.1.4.Hoàn thiện về nguồn nhân lực kế toán

Về đánh giá năng lực thực hiện công việc và phân công công việc

Xuất phát từ thực trạng phòng Tài chính Kế toán của công ty chưa xây dựng được quy trình đánh giá năng lực thực hiện công việc và mức độ hoàn thành công việc của người làm kế toán dẫn đến việc đánh giá còn sơ sài mang

tính đồng bộ trong phạm vi toàn phòng Tài chính Kế toán của công ty. Do vậy, việc cần thiết là phải nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo phòng, ban lãnh đạo công ty về vai trò và tầm quan trọng của công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc.

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá một cách rõ ràng và cụ thể, thành lập hôi đồng đánh giá nhằm đảm bảo việc đánh giá năng lực thực hiện của người lao động là trung thực và khách quan.

Việc tiến hành đánh giá năng lực thực hiện công việc của lực lượng lao động kế toán sẽ được căn cứ chủ yếu vào kết quả lao động và do trưởng phòng Tài chính Kế toán tiến hành đánh giá xếp loại và trình giám đốc xem xét và phê duyệt.

Phân công công việc cho người làm kế toán dựa trên năng lực của người làm kế toán và kết quả hoàn thành công việc của người làm kế toán. Cần luân chuyển vị trí công việc đối với người làm kế toán tránh việc nhàm chán của người làm kế toán cũng như thể hiện được sự công bằng trong phân công nhiệm vụ.

Chế độ cho người làm kế toán: Thù lao lao động góp phần nâng cao chất

lượng người làm kế toán. Các chương trình thù lao của công ty đưa ra nhằm thu hút và tuyển dụng những người có trình độ, có khả năng giải quyết công việc, động viên người làm kế toán nâng cao năng lực và giữ chân những người giỏi cho công ty. Do đó, mức trả công cho người làm kế toán phải đảm bảo thỏa đáng cho cuộc sống, học tập phát triển và thu hút được người làm kế toán có chất lượng cao làm việc cho công ty. Đặc biệt, thù lao lao động là động lực thúc đẩy động cơ làm việc hữu hiệu nhất được áp dụng từ trước đến nay.

Công tác giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan

trọng và quyết định trong việc nâng cao chất lượng người làm kế toán. Tri thức và sự sáng tạo của con người là kết quả của Giáo dục và đào tạo, điều đó cho thấy Giáo dục và đào tạo là yếu tố không chỉ ảnh hưởng mà là yếu tố quyết định tới chất lượng người làm kế toán. Do đó, coi trọng Giáo dục và

đào tạo là yếu tố hàng đầu trong việc phát triển chất lượng người làm kế toán là hết sức cần thiết cho chiến lược dài hạn phát triển của công ty.

Đối với bản thân người làm kế toán: Người làm kế toán cần lập kế

hoạch đối với yêu cầu công việc của mình bao gồm: Công việc hàng ngày, công việc hàng tháng, công việc hàng quý, công việc hàng năm. Bên cạnh đó, người làm kế toán cần hiểu rõ hơn, chặt chẽ hơn về quyền hạn trong công việc. Ngoài ra, việc xây dựng các mối quan hệ công việc cũng cần được phát triển như mối quan hệ nội bộ: với nhân viên, các phòng ban khác trong DN, mối quan hệ với bên ngoài: Cơ quan thuế, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng… Cuối cùng, người làm kế toán cần phát huy tiêu chuẩn yêu cầu công việc: Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức căn bản về quy trình kinh doanh của doanh nghiệp… Khi đó, người làm kế toán sẽ hài lòng đối với khối lượng công việc, tìm thấy niềm vui trong công việc, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và môi trường làm việc…

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 108 - 110)