0
Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty

Một phần của tài liệu KT04016_NGUYENTHINGA_KT (Trang 76 -80 )

- Phương trình hòa vốn

3.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty

3.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng với 3 loại hình là nhận sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng nội địa. Vì vậy việc tổ chức kế toán tập hợp và phân bổ hợp lý và chính xác CPSX và tính đúng đủ GTSP có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi phí, giá thành phục vụ cho yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh từng bộ phận

Đồng thời công ty phải tổ chức quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn tiết kiệm, có hiệu quả, tổ chức kế toán chi tiết đến từng đối tượng, từng loại chi phí, từng loại hình sản xuất một cách cụ thể và sâu sát để phục vụ cho nhiệm vụ hạ giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chỗ đứng vững vàng của doanh nghiệp trên thị trường.

Công ty cổ phần 199 có khả năng cung cấp 6 triệu đơn vị sản phẩm may mặc mỗi năm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm do Công ty CP 199 hiện đang có mặt ở thị trường trong nước và nhiều thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU …., được khách hàng đánh giá cao

về chất lượng sản phẩm. Hàng gia công xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số sản phẩm của công ty….Chính vì thế việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

3.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Tại Tổng Công ty cổ phần 199, căn cứ vào tình hình thực tế của công ty và quy định thống nhất của ngành dệt may và chế độ kế toán hiện hành đã phân loại CPSX theo các khoản mục chi phí như sau:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí NVL trực tiếp được chia thành 2 loại:

- Chi phí NVL chính: gồm vải, bông các loại có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Những NVL này do công ty mua về hoặc do khách hàng mang đến nên rất phong phú đa dạng về chủng loại, tính năng, tác dụng. Đối với NVL do khách hàng mang đến thì công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng còn về mặt giá trị thì công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bố dỡ từ cảng về kho… cho nên, trong giá thành sản phẩm may gia công xuất khẩu, khoản mục chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng CPSX phát sinh trong kỳ.

- Chi phí vật liệu phụ: như chỉ, nhãn mác, cúc, bìa cổ…. có tác dụng đi kèm với NVL chính để hoàn thiện sản phẩm. Thông thường, đối với sản phẩm theo đơn đặt hàng sẽ có yêu cầu riêng đối với sản phẩm nên vật liệu phụ thường được khách hàng gửi đi kèm với NVL chính. Khi có nhu cầu thì công ty mới mua thêm. Vì vậy công ty chỉ hạch toán phần chi phí nguyên vật liệu mua ngoài còn đối với nguyên vật liệu phụ do khách hàng đem đến thì công ty chỉ theo dõi về số lượng.

Bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.

Đối với sản phẩm gia công xuất khẩu, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng CPSX trong kỳ. Đối với khoản thuê ngoài gia công thì tính kết chuyển thẳng vào TK 154 chứ không tính vào chi phí NCTT.

* Chi phí sản xuất chung:

Bao gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tổ chức quản lý sản xuất ở phân xưởng, tổ sản xuất:

-Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, xí nghiệp,…và các khoản trích theo lương được tính vào CPSX như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, xí nghiệp….

-Chi phí phụ tùng thay thế: là giá trị phụ tùng xuất cho các phân xưởng, tổ như bugi, công tơ, kim quay, ốc vít, cuaroa…

-Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất cho quản lý phân xưởng, tổ sản xuất.

-Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị nhà xưởng…) phục vụ cho sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng, tổ sản xuất.

-Các chi phí SXC khác: là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng ngoài các khoản trên như chi phí sửa chữa, cải tạo…

Ở công ty CP 199, kế toán CPSX được thực hiện trên máy vi tính bởi các chương trình phần mềm độc lập với nhau. Do sự phân công nên các khoản phải trả công nhân viên được thực hiện ở phòng Kế hoạch Tổng hợp nghĩa là việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ công nhân viên do phòng Kế hoạch Tổng hợp thực hiện. Sau đó, phòng Kế hoạch Tổng hợp chuyển bảng thanh toán tiền lương và BHXH, bảng tổng hợp tiền lương cho kế toán tiền lương thực hiện tính toán

phân bổ chi phí nhân công để tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm. Vì vậy, phần kế toán chí NCTT được làm thủ công là chính. Phần kế toán NVLTT được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm kế toán. Kế toán NVL chỉ cần nhập dữ liệu sau đó máy sẽ tự động tính toán, đưa ra các bảng biểu và sổ sách theo yêu cầu.

Cuối tháng, kế toán tiền lương tính toán, phân bổ chi phí NCTT cùng với kế toán NVL và các kế toán khác chuyển các bảng biểu, sổ sách liên quan đến các khoản chi phí SXC sang cho kế toán giá thành sản xuất, đồng thời căn cứ vào các báo cáo về chi phí SXC tập hợp được ở dưới các phân xưởng, tổ gửi lên thì kế toán giá thành sản xuất tiến hành tính toán phân bổ CPSX, đánh giá sản phẩm dở dang để tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, phần kế toán chi phí SXC và giá thành sản phẩm một phần được thực hiện bằng phần mềm kế toán máy.

3.2.1.3. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán CPSX có liên quan trực tiếp đến việc tập hợp CPSX và tính GTSP, ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty là khâu đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ kế toán CPSX và tính GTSP.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty cổ phẩn 199 có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Mặt khác kết quả sản xuất ở từng giai đoạn không bán ra ngoài, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được xác định là thành phẩm có giá trị thương phẩm. Đồng thời, khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại được chia thành một số loại nhất định. Vì thế, đối tượng kế toán CPSX ở công ty được xác định là từng phân xưởng, tổ. Riêng đối với chi phí NVLTT thì kế toán còn theo dõi chi tiết theo từng mã SP, chi phí NCTT được tập hợp theo từng tổ, đội, còn chi phí phát sinh ở phân xưởng, tổ được kế toán của công ty tập hợp vào chi phí SXC.

Tác giả minh họa về đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong luận văn này là sản phẩm “Quần âu” – mã sản phẩm 911081, đơn hàng số GC132019 sản phẩm gia công của tổ may số 1 tháng 3/2019.

3.2.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Do đối tượng của kế toán CPSX ở công ty cổ phần 199 là từng phân xưởng, tổ nên công ty đã sử dụng hai phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và phương pháp phân bổ gián tiếp theo chi phí NVL trực tiếp sản xuất đối với CPSX chung.

Một phần của tài liệu KT04016_NGUYENTHINGA_KT (Trang 76 -80 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×