Phân loại chi phí tại công ty

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 93 - 94)

- Phương trình hòa vốn

3.3.1. Phân loại chi phí tại công ty

Hiện nay, công ty mới chỉ phân loại và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng của chi phí sử dụng trong kế toán tài chính. Căn cứ theo đặc điểm, yêu cầu quản lý thực tế ở các tổ may tại Công ty Cổ phần 199, chi phí sản xuất được theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng, chia thành các khoản mục nhỏ hơn như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm CPNVL chính và CPNVL phụ.

Chi phí nguyên vật liệu chính phân loại thành CPNVL chính – Tổ may số 1 … và CPNVL chính – tổ may số 5: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm cho từng tổ sản xuất.

Chi phí nguyên vật liệu phụ phân loại thành CPNVL phụ - Tổ may số 1, … và CPNVL phụ - Tổ may số 5: là toàn bộ giá trị vật liệu phụ, vật liệu khác... được sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm cho từng tổ may.

- Chi phí nhân công trực tiếp phân loại thành: CPNCTT – Tổ may số 1,

… và CPNCTT – Tổ may số 5: là toàn bộ chi phí trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH,

BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong từng tổ may.

- Chi phí sản xuất chung được phân loại thành: CPSXC - PX Tổ may số

1, … và CPSXC Tổ may số 5 là những khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi từng tổ may, bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài... phục vụ cho sản xuất.

Việc phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí là cơ sở để quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. Đồng thời, đó cũng là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và xây dựng định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.

Tuy nhiên, Công ty CP 199 cũng chưa thực hiện phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị như: phân loại CP theo cách ứng xử thành chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp hay phân loại CP thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp; chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được; chi phí cơ hội, chi phí chìm. Vì thế, chưa đáp ứng được những thông tin cần thiết, đầy đủ cung cấp cho các nhà quản lý cập nhật, ra quyết định đúng đắn và kịp thời trước những biến động của thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w