Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 39 - 41)

c) Kế toán chi phí sản xuất chung

2.2.3. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất

nghiệp sản xuất

2.2.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Công thức tính như sau:

CP NVLTT CP NVLTT DDĐK + CP NVLTT phát sinh SL sản trong kỳ phân bổ cho = * phẩm DD SPDDCK SL thành phẩm + SL sản phẩm DD [2.2] Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ tính, xác định chi phí dở dang cuối kỳ nhanh chóng phục vụ cho việc tính giá thành kịp thời.

Nhược điểm: Phương pháp này kém chính xác vì trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính mà không bao gồm các khoản chi phí khác.

2.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương sau đó lần lượt tính từng khoản chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ sau. Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu quá

trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (được trình bày tại

mục 2.5.3.1):

Đối với các CP bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như CP NCTT, CP SXC thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

CP chế biến CP chế biến DDĐK + CP chế biến phát sinh SL sản trong kỳ

phân bổ cho = * phẩm

SPDDCK SL thành phẩm + SL sản phẩm HTTĐ HTTĐ

[2.3] Trong đó:

Số lượng SP HTTĐ = Số lượng SP làm dở x Mức độ hoàn thành (%)

Ưu điểm: Phương pháp này có độ chính xác cao vì trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các loại chi phí khác. Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của kế toán khá phức tạp.

2.2.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và CPSX định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.

Giá trị sản phẩm = CPSX định mức x SLSP dở dang hoặc

DDCK cho 1 đơn vị SP SLSP HTTĐ đã quy đổi[2.4]

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh chóng, đơn giản.

Nhược điểm: Phương pháp này có độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được.

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w