Hạn chế trên góc độ kế toán tài chính

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 102 - 103)

- Phương trình hòa vốn

3.4.2.1.Hạn chế trên góc độ kế toán tài chính

b) Báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty

3.4.2.1.Hạn chế trên góc độ kế toán tài chính

- Thứ nhất là về kế toán khoản mục chí phí NVLTT: Đối với NVL nhận

gia công: Nguyên vật liệu do khách hàng đem đến nên công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng, và không theo dõi về mặt giá trị trên sổ quản trị, do đó, khi bị mất mát, hao hụt sẽ khó xác định được giá trị nguyên vật liệu mất hoặc hao hụt để xử lý.

-Thứ hai là về phương pháp kế toán chi phí công cụ dụng cụ: Một số

công cụ dụng cụ: bàn là, xe đẩy...khi xuất dùng cho các tổ sản xuất được hạch toán một lần giá trị thực tế vào CPSX trong kỳ mà không thực hiện phân bổ chi phí sản xuất nhiều kỳ. Bút toán phản ánh xuất dùng công cụ dụng cụ xuất dùng tại công ty:

Nợ TK 627: Giá trị xuất dùng

Có TK 153: Giá trị CCDC xuất dùng

Giá trị xuất kho lớn, những công cụ, dụng cụ này được sử dụng cho nhiều kỳ. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất trong kỳ xuất CCDC ra sử dụng phát sinh lớn làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng lên, do đó làm giá thành sản phẩm của kỳ xuất CCDC ra sử dụng cũng như giá thành của các kỳ sau không phù hợp.

- Thứ ba là về kế toán khoản mục chi phí sản xuất chung: Việc phân bổ

chi phí sản xuất chung cho từng đơn hàng, từng sản phẩm theo tiêu thức là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý với yêu cầu của kế toán tài chính. Tuy nhiên, tại công ty chưa phân biệt chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, do đó toàn bộ chi phí sản xuất chung được kế toán tính hết vào giá thành sản phẩm mà chưa tính đến mức công suất hoạt động của máy móc thiết bị. Do theo quy định, nếu mức công suất hoạt động của máy móc hoạt động dưới mức bình thường thì chi phí SXC cố định chỉ được phân bổ vào giá thành sản phẩm tương ứng với mức công suất hoạt động bình thường. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ thì được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Như vậy, tại công ty tính hết chi phí sản xuất chung cố định vào giá thành sản

phẩm làm cho giá thành bị đội lên cao so với thực tế. Bên cạnh đó khoản mục chi phí SXC cuối kỳ tổng hợp lại rồi mới phân bổ cho toàn bộ sản phẩm công ty nên đã bình quân hóa giá thành và không đánh giá được hiệu quả của từng tổ sản xuất.

-Thứ tư là nguồn nhân lực kế toán thuộc bộ máy kế toán của công ty:

Công ty chưa có những biện pháp kịp thời để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực kế toán.

- Thứ năm là hệ thống thông tin kế toán tại công ty chưa được xây dựng

và hoàn thiện để đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Một phần của tài liệu KT04016_NguyenThiNga_KT (Trang 102 - 103)