c) Kế toán chi phí sản xuất chung
2.3.1. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
toán quản trị
Mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đối với kế toán quản trị chi phí không đơn thuần nhận thức chi phí như kế toán tài chính, mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.
Chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động SXKD hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác. Khi đó trong kế toán quản trị chi phí lại cần chú ý đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể, mà ít chú ý hơn vào chứng minh chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán.
2.3.1. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm phẩm
2.3.1.1.. Xây dựng định mức chi phí
Định mức chi phí là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công.
Đồng thời, định mức chi phí giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá, cũng như góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời. Hơn nữa, định mức chi phí còn gắn liền trách nhiệm của công nhân với việc sử dụng nguyên liệu sao cho tiết kiệm.
Dù quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn ở bất kỳ khía cạnh nào đó là một công việc mang tính định tính hơn là định lượng. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Do đó, phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Từ đó, kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, đặc điểm giữa cung và cầu và kỹ thuật để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
b) Phương pháp xác định chi phí định mức
Phương pháp kỹ thuật: Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các
chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở các
kỳ trước như thế nào. Tuy nhiên phải xem xét lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp chưa, nếu không hợp lý hợp lệ thì nên bỏ hay xây dựng lại.
Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với
điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
c) Xây dựng định mức cho chi phí sản xuất