1.2.1. Khái quát về thị trường xăng sinh học tr ên thế giới
Khi nhiều người Việt Nam cònđang cân nhắc việc sử dụng xăng sinh học E5 thì nhiều nước trên thế giới đã sử dụng xăng E10 và thậm chí đã có nước đang thử nghiệm bán xăng E85.
Theo số liệu của ePure, xăng sinh học E10 hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ, Australia, New Zealand, Đức, Bỉ, Phần Lan, Pháp,… Đáng chú ý, thị phần của xăng E10 tại Phần Lan năm 2016 lên tới 63%, và tại Pháp con số này cũng ở mức 32%.
Theo Cục Thông tin năng lượng Mỹ, 95% lượng xăng tiêu thụ tại Mỹ được pha ít nhất 10% ethanol (xăng E10)
Theo chuyên trang về nguyên liệu sinh học Biofuels Digest, Trong khuôn khổ Chỉ thị Năng lượng tái tạo (Renewable Energy Directive- gọi tắt là RED), Châu Âu đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo lên ít nhất 20% tổng năng lượng tiêu thụ vào năm 2020.
Liên minh Châu Âu EU đang mong muốn 100% các quốc gia thành viên sẽ sử dụng xăng E10 và tiến tới là E20 vì nhữngưu điểm của loại xăng này như thân thiện với môi trường, rẻ hơn xăng khoáng thông thường.
Theo báo cáo của Grand View Research, nhiều nước tiêu thụ lượng lớn xăng đã đưa xăng pha ethanol vào thay thế xăng khoáng thông thường, điển hình như Trung Quốc hay Mexico đều đã phổ biến xăng E10 bằng luật. Toàn thị trường xăng sinh học thế giới đượcước tính trị giá khoảng 64,52 tỷ USD vào năm 2016.
1.2.2. Khái quát về thị trường xăng sinh học tại Việt N am
Xăng sinh học E5 được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước từ ngày 01/12/2015 théo đúng lộ trình theo QĐ 53/TTg. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong nửa đầu năm 2018, lượng xăng E5 RON92 tiêu thụ khoảng 1,78 triệu m3, tăng 31,18% so với năm 2017, cho thấy tín hiệu khả quan trong việc sử dụng xăng sinh học ở nước ta.
Một số doanh nghiệp đầu mối có tỉ trọng tiêu thụ xăng E5 RON92 khá cao so với tổng lượng xăng tiêu thụ trong nửa năm đầu 2018: Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội (MIPECORP) đạt khoảng 62,53%; Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) khoảng 50,51%; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) khoảng 47,7%; Công ty TNHH Hải Linh khoảng 42,62%.
Với mức tiêu thụ xăng E5 RON92 khoảng 1,78 triệu m3 trong nửa đầu năm 2018, lượng Ethanol (E100) cần thiết để phối trộn xăng E5 RON92 khoảng 89.000 m 3. Ông Nguyễn Lộc An – Phó Vụ Trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng: “ Nếu lượng xăng E5 RON92 tiêu thụ trung bình mỗi tháng trong năm 2018 bằng với lượng xăng trung bình mỗi tháng đã tiêu thụ trong nửa đầu năm 2018 thì lượng xăng E5 RON92 sẽ tiêu thụ trong năm 2018 khoảng 3,56 triệu m3 và lượng Ethanol cần thiết để phối trộn khoảng 178.000 m3.
Tại Việt Nam, hiện chỉ có Công ty TNHH Tùng Lâm là cung cấp Ethanol cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để phối trộn E5 RON92 (thông qua
hai nhà máy sản xuất Ethanol của công ty đặt tại Đồng Nai và Quảng Nam với tổng công suất thiết kế200.000 m 3/ năm). Bên cạnh đó, nhà máy Ethanol Bình Phước (công suất thiết kế 100.000 m3/năm) và nhà máy Ethanol Dung Quất (công suất thiết kế 100.000 m3/năm) đang được tính toán phương án để hoạt động trở lại. Bên cạnh nguồn cung trong nước, một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã nhập khẩu Ethanol để chủ động nguồn cung phục vụ phối trộn xăng E5 RON92.
Về chất lượng xăng sinh học, thời gian qua đã có các nghiên cứu và thử nghiệm về khả năng tác động của nhiên liệu sinh học đến động cơ sử dụng được thực hiện tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên –Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thử nghiệm, nghiên cứu tại hiện trường, các đối tượng nghiên cứu là một số ô tô, xe máy, đánh giá tính năng kĩ thuật của các phương tiện khi sử dụng nhiên liệu sinh học, tính tương thích của vật liệu của các chi tiết động cơ đối với nhiên liệu sinh học, khí thải phát thải… Các kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn an toàn và tăng hiệu suất với động cơ, giảm đáng kể các khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, kể từ thời điểm Việt Nam đưa xăng E5 RON92 ra thị trường cho đến nay, cũng chưa ghi nhận trường hợp phản ánh liên quan đến mất an toàn động cơ, cháy nổ liên quan đến xăng E5 RON92
Trên cơ sở những tính hiệu khả quan về tiêu thụ xăng E5 RON92, mới đây Phó Thủ tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu tiếp tục nghiên cứu triển khai xăng E10, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc sử dụng xăng sinh học của người dân.
1.2.3. Khái quát về thị trường xăng sinh học tại H uế
Cùng với xu hướng phát triển của Thế giới, Xăng sinh học E5 RON92 đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhu cầu về sản phẩm xăng dầu ngày càng gia tăng cùng với chất lượng cuộc sống. Và kinh doanh sản phẩm xăng dầu là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị tiên phong triển khai ứng dụng sản phẩm Xăng sinh học E5 RON92 tại thành phố Huế. Gắn liền với uy tín của công ty, sản phẩm Xăng sinh học E5 RON92 ngày càng được khách hàng tại thành
phố Huế đón nhận và tin tưởng lựa chọn. Từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm (01/12/2015) , sản lượng xăng E5 RON92 chỉ chiếm 5,4% tổng sản lượng xăng bán ra thìđến 9 tháng đầu năm 2018 tổng sản lượng xăng E5 RON92 đãđạt được 37,7% tổng sản lượng xăng bán ra. Để đạt được những con số này, Cán bộnhân viên Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế đã không ngừng nổ lực đưa ra những sách phát triển doanh số bán hàng của sản phẩm xăng E5 RON92. Đồng thời, không ngừng cải tiến cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh truyền thông vào chất lượng và lợi ích khi sử dụng xăng sinh học E5, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG LỰA CHỌN XĂNG SINH HỌC E5
2.1. Tổng quan vềTập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17/08/2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương Nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có: 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng Công ty, 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và 1 Chi nhánh tại Singapore.
Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cảnước. Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bìnhổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng…
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Chặng đường 55 xây dựng và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giai đoạn 1956-1975: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, cung cấp đầy đủ, kịp thời xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với thành tích
xuất sắc trong giai đoạn này, Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1 cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31 cán bộ công nhân viên là liệt sĩ trong khi làm nhiệm vụ.
Giai đoạn 1986-2011: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, từng bước xây dựng Tổng công ty trởthành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn này, Nhà nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 2 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kìđổi mới, 5 chiến sĩ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân.
2.1.3.Lĩnh vực hoạt động
2.1.3.1 Xăng dầu
Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt mang tính chiến lược không thể thiếu và liên quan mật thiết đến đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc gia. Petrolimex xác định tầm quan trọng của mặt hàng này và luôn hoạch định các giải pháp an toàn nhằm đáp ứng đủ xăng dầu cho đất nước trong mọi tình huống, với mạng lưới rộng khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trực tiếp sử dụng hàng hóa dịch vụ do Petrolimex cung cấp, mức tăng trưởng bình quân 10%/năm.
Là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu, Petrolimex đã cung cấp ra thị trường năm 2008 là 7,8 triệu m3 (tấn), năm 2009 hơn 8,6 triệu m3 (tấn) và năm 2010 đạt 8,9 triệu m3 (tấn). Doanh thu xăng dầu năm 2010 đạt 102.680 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành. Hàng năm, Petrolimex nhập khẩu trên 8 triệu m3 tấn xăng dầu, chiếm khoảng 50% thị trường nội địa.
Hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.700.000 m3 trên được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo dự trữ và cungứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường gồm Tổng kho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Tổng kho Xăng dầu Thượng Lý (Hải Phòng), Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (Hồ Chí Minh), Cụm kho Xăng dầu miền Trung
(Phú Khánh – BìnhĐịnh –Đà Nẵng – Nghệ An), miền Tây Nam Bộ (Cần Thơ), Cụm kho Xăng dầu B12 (Quảng Ninh),…
Thông qua hệ thống phân phối trên 2.100 cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex và hơn 4.000 cửa hàng xăng dầu thuộc đại lý, tổng đại lí trên phạm vi toàn quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhất cung cấp các chủng loại xăng dầu phù hợp với quy chuẩn quốc gia và quốc tế.
2.1.3.2. Hóa dầu
Từ 100% các sản phẩm dầu nhờn phải nhập ngoại, đến nay Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC) đã tự sản xuất và đápứng nhu cầu của thị trường trong nước, chiếm thị phần khoảng 20% với hai nhà máy sản xuất dầu nhờn công suất pha chế
25.000 tấn/năm/nhà máy. Năm 2010, doanh thu đạt 1.764 tỷ đồng tăng 35% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu chiếm 20%, lợi nhuận trước thuế đạt 279 tỷ đồng. Sản phẩm của PLC được xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippine,… Từ năm 2004, Tổ chức tiêu chuẩn ô tô - xe máy Nhật Bản đã chứng nhận hai sản phẩm dầu nhờn xe máy Racer SJ và Racer SG của PLC đạt tiêu chuẩn JASO T903: MA. Áp dụng công nghệ pha chế tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, hệ thống các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC 17025:2001.
2.1.3.3. GAS
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gas trong năm 2010đạt 2.463 tỷ đồng chiếm 1,8% tổng doanh thu hợp nhất toàn Petrolimex. Petrolimex Gas có mặt ở khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, phục vụ nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của xã hội. Petrolimex Gas được cung cấp cho các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp, khách sạn, nhà hàng, hộ tiêu dùng đơn lẻ và các khu chung cư cao tầng. Đặc biệt, với mục tiêu “Xanh và Sạch”, Petrolimex đã thực hiện thành công chương trình chuyển đổi từ sử dụng các nhiên liệu khác sang sử dụng khí hóa lỏng trong giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác như sản xuất vật liệu xây dựng, sơn sấy kim loại, chế biến thực phẩm, y tế,…
2.1.3.4. Bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của công ty Petrolimex. Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) hiện đã triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm và đang chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới.
Trong mấy năm vừa qua, bảo hiểm Petrolimex có mức tăng trưởng cao nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh bảo hiểm của Petrolimex trải rộng trên toàn quốc và được đảm bảo tài chính bởi các nhà tái bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu thế giới như: Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, Harfort Re, Aon Re,… Năm 2004 là năm đầu tiên Bảo hiểm Petrolimex hướng sự hoạt động ra thị trường quốc tế và đã thuđược khoản lợi nhuận trên 1 triệu USD.
Chiến lược của Bảo hiểm Petrolimex trong thời gian tới là phát triển thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời mở rộng ra thị trường quốc tế
2.1.3.5. Vận tải
Xác định vận tải xăng dầu là một hoạt động có hiệu quả và gắn liền với kinh doanh xăng dầu, Tổng công ty đãđầu tư phương tiện hiện đại và đủ điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế.
Đội ngũ cán bộ nhân viên, sĩ quan, thuyền viên của Petrolimex có nhiều kinh nghiệm và trìnhđộ cao, được đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp cùng với đội tàu hiệnđại, luôn đáp ứng yêu cầu của các Tổ chức phân cấp tàu trong nước và quốc tế, các yêu cầu của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bến cảng (ISPS Code) và được các tập đoàn dầu lớn trên thế giới công nhận. Vì vậy, ngành vận tải xăng dầu đã góp phần xây dựng, khẳng định sức mạnh và uy tín của thương hiệu Petrolimex hôm nay.
2.1.3.6. Thiết kế và xây dựng
Nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng, Petrolimex có đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chuyên tư vấn, thiết kế và xây dựng các công trình xăng dầu và dầu khí như kho cảng xăng dầu, kho cảng LPG, kho nhựa đường lỏng, nhà máy pha chế dầu nhờn, tuyến ống dẫn dầu… Đồng thời với hoạt động sản xuất, Petrolimex cònđầu tư nghiên cứu đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước có giá trị khoa học và thực tiễn cao như tiêu chuẩn thiết kế kho xăng dầu, tiêu chuẩn xây dựng tuyến ống xăng dầu, cửa hàng xăng dầu, quy hoạch hệ thống kho xăng dầu trên
phạm vi cả nước đến năm 2010, quy hoạch cửa hàng xăng dầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quy hoạch hệ thống của hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020. Petrolimex đang từng bước thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và quy hoạch hóa hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tương xứng với quy mô của một hãng xăng dầu quốc gia.
2.1.3.7. Thương mại & Dịch vụ khác
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực khác, các công ty nhóm thương mại dịch vụ đều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, vượt qua khó khăn thử thách, có giải pháp mang lại những kết quả khả quan. Petrolimex đánh dấu bước tiến vào thị trường cung cấp nhiên liệu bay bởi sự ra đời của Petrolimex Aviation từ năm 2008.
Tuy mới tái lập đơn vị tham gia thị trường cung cấp nhiên liệu máy bay, PJF (nay đổi tên là Petrolimex Aviation) đã cung cấp nhiên liệu bay cho các hãng hàng không lớn trên thế giới như: United Airlines, Japan Airlines, Korean Air và Air China. Lĩnh vực kinh doanh này tuy còn có một số khó khăn, trở ngại nhưng Petrolimex Aviation phấn đấu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện chuyên ngành hiệnđại và mở rộng địa bàn để phát triển vững chắc.
PIACOM thành công trong việc tham gia nâng cấp hệ thống mạng, áp dụng