Tác dụng không mong muốn của các phương pháp

Một phần của tài liệu NGUYENPHUVAN-Gmhs32 (Trang 113 - 117)

- Accuracy (Acc): độ chính xác của chẩn đoán

4.5.4.Tác dụng không mong muốn của các phương pháp

Biểu đồ 4.2 So sánh giá trị của các thang điểm

4.5.4.Tác dụng không mong muốn của các phương pháp

Theo bảng 3.31, tỷ lệ tổn thương đường thở (chủ yếu là tổn thương hạ họng và thanh quản) của nhóm M cao nhất chiếm 10%, tiếp theo là nhóm F chiếm 4,9% và thấp nhất là nhóm S chiếm 0,9%, các tỷ lệ này khác nhau có ý nghĩa thống kê ở 3 nhóm với p < 0,001. Các nghiên cứu trước đây đã từng được tổng kết với tỷ lệ chấn thương đường thở là từ 0,5- 7% khi đặt ống NKQ với đèn soi thanh quản Macintosh trên các bệnh nhân với các loại phẫu thuật khác nhau [193],[194],]195]. Kết quả tổn thương đường thở ở nhóm M trong nghiên cứu này cao hơn của các tác giả trên do chúng tôi chỉ lựa chọn đặt ống NKQ trên nhóm bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến đường thở, đây là nhóm bệnh nhân có các yếu tố

111

11 đến 37% trên bệnh nhân đặt ống NKQ bằng nội soi mềm dưới gây tê, chủ yếu tổn thương bầm máu, chảy máu đến có vết rách, do bệnh nhân tỉnh khi đặt ống NKQ có sự kích thích vào vùng này nên có phản xạ nuốt, ho và thanh quản di động, dây thanh đóng mở do đó gây cản trở quá trình đẩy ống soi nên dễ bị tổn thương [196],[197]. Tác giả Soo Hwan Kim [76] nghiên cứu đặt ống NKQ bằng nội soi mềm dưới gây mê có sự hỗ trợ của đèn soi thanh quản trên bệnh nhân có yếu tố đặt ống NKQ khó, thấy có tỷ lệ tổn thương họng, thanh quản là 7,5%, kết quả này cao hơn của chúng tôi do tác giả chỉ đặt trên bệnh nhân có đặt NKQ khó, còn của chúng tôi nghiên cứu chung trên bệnh nhân có bệnh lý đường thở. Nghiên cứu của Khaled [185] đặt ống NKQ bằng nội soi phế quản mềm trên bệnh nhân phẫu thuật vùng họng có tỷ lệ tổn thương họng, thanh quản do can thiệp nội soi là 3,7%, kết quả này cũng gần như kết quả nghiên cứu ở của chúng tôi. Như vậy, khi đặt NKQ bằng nội soi mềm dưới gây mê thì làm giảm khả năng thương tổn họng, thanh quản. Các nghiên cứu về tai biến của sử dụng SensaScope đặt ống NKQ thì chưa có tài liệu nào nói đến có tổn thương ở họng và thanh quản [12],[14],[187], có thể mẫu nghiên cứu của các tác giả trên tương đối ít nên chưa gặp tai biến trên.

Tổn thương răng trong quá trình đặt ống NKQ chỉ gặp 1 trường hợp gẫy răng trong nhóm M, trường hợp này là bệnh nhân có đặt NKQ khó, do đó phải dùng lực bẩy mạnh để bộc lộ thanh môn, hai nhóm còn lại mặc dù có sử dụng đèn soi thanh quản hỗ trợ nhưng không phải dùng đến lực bẩy nên không có tổn thương răng. Theo bảng 3.31, tỷ lệ gẫy răng của nhóm M là 0,3% và tỷ lệ chung là 0,1%. Tác giả Lizabeth [198] nghiên cứu đặt ống NKQ trên 3423 bệnh nhân thấy có tỷ lệ tổn thương răng là 0,2%, tác giả Gaudio [199] có tỷ lệ là 0,13% cũng gần giống như nghiên cứu của chúng tôi. Theo các tác giả, tổn thương răng do phải dùng lực bẩy mạnh trong quá trình đặt ống NKQ đặc biệt ở các trường hợp có đặt ống khó [198],[199].

Thay đổi SpO2 trong quá trình đặt ống NKQ chủ yếu gặp ở nhóm M và nhóm F, theo biểu đồ 3.8, SpO2 thấp nhất của 2 nhóm này có trường hợp xuống đến 80%, trong khi nhóm S có trường hợp SpO2 thấp nhất chỉ 92%. Theo bảng 3.32, tỷ lệ SpO2 < 90% của nhóm M là 1,7% và của nhóm F là 2,6% trong khi nhóm S là 0%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo Abdelmalak [180], khi SpO2 < 90% là tình trạng

112

Keshav [200], nghiên cứu đặt ống NKQ bằng nội soi mềm dưới gây mê có tỷ lệ SpO2 < 90% là 3% gần giống nhóm F của chúng tôi. Các nghiên cứu sử dụng nội soi mềm đặt NKQ dưới gây tê có SpO2 giảm dưới 90% từ tỷ lệ từ 4-14,7% [78],[201], [202]. Như vậy, sử dụng nội soi mềm đặt ống NKQ dưới gây mê có tỷ lệ tụt bão hòa oxy máu thấp hơn dưới gây tê do khi gây mê bệnh nhân được dự trữ oxy tốt hơn, bệnh nhân yên tĩnh hơn do đó ít tiêu thụ oxy hơn và không có phản xạ của bệnh nhân nên đặt ống NKQ nhanh hơn. Peter Biro [188] nghiên cứu sử dụng SensaScope đặt ống NKQ dưới gây mê thì không thấy trường hợp nào có SpO2 < 90% và không có bất kỳ tổn thương nào về đường thở và kếtquả này cũng giống như kết quả nghiên cứu ở nhóm S. Tác giả Emad [182] nghiên cứu so sánh sử dụng nội soi mềm và SensaScope để đặt ống NKQ thấy tỷ lệ bệnh nhân có SpO2 < 90% ở nhóm nội soi mềm chiếm 10,7% trong khi nhóm sử dụng SensaScope lại cao hơn với tỷ lệ 18,5%. Như vậy, kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của một số tác giả khác, điều này có thể do mẫu nghiên cứu của các tác giả chưa nhiều nên chưa có sự tổng hợp được tỷ lệ chung do đó đây là vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận.

Một phần của tài liệu NGUYENPHUVAN-Gmhs32 (Trang 113 - 117)