Tỷ lệ các bệnh cần phẫu thuật

Một phần của tài liệu NGUYENPHUVAN-Gmhs32 (Trang 91 - 93)

- Accuracy (Acc): độ chính xác của chẩn đoán

Hình 2.9 Biểu đồ ROC

4.1.2. Tỷ lệ các bệnh cần phẫu thuật

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 3.12, tỷ lệ bị bệnh u thanh quản (bao gồm: u dây thanh, u băng thanh thất, u sụn nắp, u sụn phễu) chiếm 57,8% (trong đó u ác tính là 424/604= 70,2%). Osman và cộng sự [102] nghiên cứu tỷ lệ u thanh quản chiếm 58,6% trong các bệnh lý u vùng đầu cổ, trong đó ung thư thanh quản chiếm 60,6% trong bệnh lý thanh quản. Theo tạp chí nghiên cứu ung thư của Hoa kỳ [107], tỷ lệ ung thư đầu cổ chiếm 3% ung thư mới mắc năm 2014 trong đó chủ yếu là ung thư thanh quản. Theo Patrick và cộng sự [108], tỷ lệ mới mắc ung thư thanh quản toàn cầu chiếm 3,5%, tỷ lệ tử vong chiếm 1% trong các loại ung thư. Theo viện nghiên cứu y tế Úc [109], tỷ lệ sống của ung thư

thanh quản sau 5 năm nếu được điều trị đúng là 64,8%. Như vậy, ung thư thanh quản là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các loại ung thư vùng đầu cổ, nếu không được điều trị thì nguy xâm lấn gây hẹp kín đường thở gây khó thở và có thể tử vong, nếu được phẫu thuật sớm thì phần lớn có tỷ lệ sống trên 5 năm [109].

Tỷ lệ u xoang lê chiếm 15,2% trong số bệnh nhân nghiên cứu (trong đó ung thư xoang lê là 146/159 trường hợp chiếm 91,8%). Theo tác giả José và cộng sự [110], tỷ lệ ung thư xoang lê chiếm 8,8% ung thư vùng họng, thanh quản. Theo tác giả Xavier và cộng sự [111], ung thư hạ họng chiếm 10-15% ung thư đường tiêu hóa trên, trong đó ung thư xoang lê chiếm 85-89% các trường hợp. Tác giả David và cộng sự [47], trong các trường hợp ung thư hạ họng thì ung thư xoang lê chiếm 90% ở Pháp, 97% ở Brazil, 89% ở Bỉ, 59% ở Mỹ và 60% ở Anh. Theo tác giả Paul Pracy [112], tỷ lệ ung thư xoang lê chiếm 65-85% khối u hạ họng, nếu được phẫu thuật sớm thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 60%.

Tác giả Erik Blomquist [113], tỷ lệ ung thư đầu cổ chiếm 2,5-3% trong tất cả các loại ung thư ở Châu Âu và Mỹ. Tác giả Ann Watters phân tích tổng hợp các loại ung thư đầu cổ ở Anh [114], tỷ lệ ung thư thanh quản chiếm 39,2%, ung thư vùng họng (ung thư hạ họng, xoang lê, đáy lưỡi, amygdale…) chiếm tỷ lệ 16,9%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ u thanh quản (có cả u lành và ung thư thanh quản) chiếm 57,8%, u vùng họng (gồm cả u lành và ung thư ở amygdale, hạ họng, xoang lê, đáy lưỡi) chiếm 22,7%. Tỷ lệ các bệnh trong nghiên cứu này có khác với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên do phương pháp lựa chọn bệnh nhân ở đây tập trung trên các nhóm bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến đường thở và cản trở sự tiếp cận đường thở, tất cả bệnh nhân có bệnh lý từ amygdale trở xuống khí quản, vì các nhóm bệnh này liên quan trực tiếp đến kiểm soát đường thở. Như vậy, nhóm các bệnh u vùng họng thanh quản là thường gặp, chiếm tỷ lệ ác tính cao, nếu điều trị sớm thì tỷ lệ sống trên 5 năm cao, đây cũng là nhóm bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở do đó cần phải có sự tiên lượng và chiến lược kiểm soát tốt đường thở để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Ngoài nhóm bệnh ác tính trên thì trong nghiên cứu gặp 13,4% bệnh u nang HLTT, đây là bệnh lành tính nhưng nó nằm ngay ở vùng hố lưỡi và sụn nắp, gây hạn chế hoạt động sụn nắp, gây nuốt vướng, thay đổi giọng nói đặc biệt là giọng ngậm hạt thị, nếu khối u nang to thì có thể chèn ép đường thở gây khó thở, khối u này gây cản trở sự tiếp cận đường thở. Theo nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thấy u này hiếm gặp [115],[116], theo Luvo Gaxa và cộng sự [117] tỷ lệ u nang HLTT là 1/4200-1/1250. Tỷ lệ nghiên cứu về

91

bệnh u nang HLTT trong nghiên cứu này cao như vậy là tỷ lệ so với các bệnh lý trên đường thở, còn các tác giả khác nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ trong quần thể chung.

Liệt dây thanh 2 bên do liệt cơ mở chiếm 6,1% trong số các bệnh nhân nghiên cứu, như trên đã bàn luận số bệnh nhân liệt dây thanh sau phẫu thuật tuyến giáp chiếm 82,8%. Tác giả José và cộng sự [103], liệt dây thanh sau phẫu thuật tuyến giáp chiếm 88,9%. Tác giả Jaya Gupta và cộng sự [105], tỷ lệ liệt dây thanh 2 bên sau phẫu thuật tuyến giáp chiếm 78,6%. Các tác giả đều có chung đánh giá là liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây liệt cơ mở thanh quản, do đó thanh quản luôn ở tư thế khép và gây hẹp đường thở. Theo tác giả Hazem và cộng sự [118], tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược trong phẫu thuật tuyến giáp đối với phẫu thuật viên có kinh nghiệm là 1-2%, tỷ lệ này cao hơn đối với các phẫu thật viên ít kinh nghiệm và tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược trung bình gây liệt thanh quản là 4,1%. Theo Yan Jiang và cộng sự [119], tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược trên bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp lần đầu là 4,61% và khoảng 10,81% nếu phải mổ tuyến giáp trên 2 lần.

4.2. Các yếu tố tiên lượng thông khí bằng mask khó

Một phần của tài liệu NGUYENPHUVAN-Gmhs32 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w