Hình 1.12 Hình ảnh X-Quang cổ bên [38]

Một phần của tài liệu NGUYENPHUVAN-Gmhs32 (Trang 25 - 28)

(Nguồn từ tham khảo[38])

- Tăng chiều cao của phần sau xương hàm dưới cản trở sự di chuyển phần mềm khi đưa lưỡi đèn soi thanh quản vào (tỷ lệ giữa chiều dài của xương hàm dưới với chiều cao này nhỏ hơn 3,6 là NKQ khó).

- Giảm khoảng cách giữa xương chẩm và chỗ lồi của C1 < 4mm.

- Góc được tạo bởi đường đi qua hàm trên và đường đi qua thành sau họng. bình thường góc này >1000 (việc đo dựa vào phim nghiêng, đầu ngửa tối đa), nếu nhỏ hơn 900 là NKQ khó vì không đưa đèn soi thanh quản vào dễ dàng.

· Bộc lộ thanh quản theo Cormack-Lehane

Khái niệm soi thanh quản khó và đặt ống khó có mối quan hệ chặt chẽ với quan sát thanh môn khó. Khi dùng đèn soi thanh quản để quan sát thanh môn thì năm 1984, Cormack và Lehane phân chia thành 4 độ, đến nay đã được sử dụng một cách hệ thống và rộng rãi [39],[40],[41],[42],[43].

Hình 1.13. Ảnh soi thanh quản theo Cormack-Lehane [44] (Nguồn từ tham khảo [44])

- Độ 1: nhìn thấy toàn bộ thanh môn, sụn nắp, sụn phễu. - Độ 2: nhìn thấy mép sau của thanh môn, sụn nắp, sụn phễu. - Độ 3: chỉ nhìn thấy một phần sụn nắp.

- Độ 4: không thấy cấu trúc của thanh quản Khi Cormack-Lehane độ 1 và 2 thì khả năng đặt ống NKQ dễ Khi Cormack-Lehane độ 3 và 4 thì khả năng đặt ống NKQ khó

Khái niệm đặt ống NKQ khó trên bệnh nhân có bệnh lý đường thở được xác định khi có Cormack-Lehane độ ≥ 3 (tiêu chuẩn vàng đặt NKQ khó).

Để xác định là đặt NKQ khó thì cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn xác định cố gắng tối ưu và số lần đặt ống khó [45].

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cố gắng tối ưu [45]

Tiêu chuẩn xác định mức cố gắng tối ưu

Đặt ống NKQ đường miệng Thông khí bằng Mask

1-Người đặt ống có kinh nghiệm chấp 1-Hiệp đồng 2 người để tối ưu hóa quá trì

nhận khó nâng hàm, giữ mask và bóp bóng

2-Mềm cơ

3-Tư thế tối ưu 2-Đường thở miệng họng rộng và thông 4-Ấn thanh quản từ ngoài vào tối đa thoáng

5-Thay đổi chiều dài lưỡi đèn 3-Đường thở mũi họng 2 bên rộng và 6-Thay đổi loại lưỡi đèn thông thoáng

Khi tất cả các điều kiện trên đều đáp ứng đầy đủ mà vẫn không thể đặt được thì cần phải có giải pháp thay thế.

27

1.4.1. Các khối u vùng họng miệng và hạ họng

Vùng họng là ngã tư của đường ăn uống, đường thở và là cửa ngõ đi vào cơ thể. Do vậy, vùng họng tiếp xúc thường xuyên và hứng chịu nhiều loại bệnh khác nhau, từ những bệnh viêm nhiễm cho đến các khối u lành tính hay ác tính. Ung thư vùng họng khá phổ biến ở nước ta, chiếm khoảng 10% các loại ung thư. Bệnh này thường lây lan đến các hạch bạch huyết cổ, và đây là thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Tất cả các khối u này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp gây cản trở đường hô hấp do đó có nhiều nguy cơ gây khó thở, ứ đọng đờm rãi và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp [46], [47],[48],[49],[50].

Các dấu hiệu đánh giá khối u gây tắc nghẽn đường thở trên bao gồm: thay đổi giọng nói, đặc biệt là giọng ngậm hạt thị, ho sặc sau khi ăn hoặc uống, nuốt vướng, hội chứng ngừng thở khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ ngắt quãng, khó thở, thở co kéo, thở khò khè. Khám nội soi thấy khối u cản trở đường thở, đánh giá được kích thước khối u, đánh giá được mức độ hẹp đường thở [51],[52],[53].

Ung thư biểu mô amygdale

U có thể che kín eo họng gây nuốt vướng, khó thở, cản trở đường hô hấp. Điều trị bất cứ tình huống nào cũng đều phải thảo luận với bệnh nhân, tuy nhiên phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật kết hợp với xạ trị và hóa chất .

Ung thư đáy lưỡi

Đáy lưỡi có chức năng đẩy thức ăn qua hạ họng xuống thực quản, cung cấp cảm giác và bảo vệ thanh quản. Triệu chứng gây cản trở nuốt, đau, hạn chế mở miệng, nếu to có thể gây khó thở, chảy máu khi khám hoặc can thiệp.

U nang đáy lưỡi và u nang hố lưỡi thanh thiệt

U nang đáy lưỡi và u nang hố lưỡi thanh thiệt, thường u nang biểu mô, bên trong chứa nhầy hoặc mủ, có thể nằm từ mặt đáy lưỡi tới hố lưỡi thanh thiệt. Triệu chứng: nuốt vướng và đôi khi khó thở do khối u to cản trở đường thở. Khám: khối u có hình cầu và căng bóng gây hẹp đường thở tương ứng vùng đó.

Ung thư biểu mô hạ họng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần lớn ung thư hạ họng xảy ra ở xoang lê. Tất cả các khối u này đều có nguy cơ cản trở trực tiếp đường thở nếu các khối u có kích thước lớn, choán chỗ và là yếu tố tiên lượng đặt ống NKQ khó, ngoài ra các khối u này có nguy cơ chảy máu gây khó khăn trong việc kiểm soát đường thở.

Một phần của tài liệu NGUYENPHUVAN-Gmhs32 (Trang 25 - 28)