3.6.5.1. Phân tích định tính.
Quan sát quá trình học tập của sinh viên ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có thể nhận thấy thái độ học tập của sinh viên thực nghiệm tốt hơn, sự
tập trung theo dõi nghe giảng cao hơn do bài giảng thực nghiệm được thể
hiện sinh động, hấp dẫn, kích thích tính hiếu kỳ của học sinh, do đó học sinh tích cực tham gia xây dựng bài hơn.
- Về mức độ hiểu bài: học sinh lớp thực nghiệm nhận thức và tiếp thu bài giảng nhanh hơn do được theo dõi bài giảng bằng hình ảnh bố trí logic, ngắn gọn và ghi mẫu các bước thực hiện trong thao tác thực hành. Câu hỏi giáo viên đưa ra được học sinh trả lời nhanh chóng đồng thời học sinh có những câu hỏi phản hồi lại cho giáo viên phản ánh tính suy diễn, tư duy của các em về bài giảng.
- Về thời gian: Nhờ có sự chuẩn bị bài giảng điện tử trên máy tính nên
ở lớp thực nghiệm, thời gian thực hiện được rút ngắn đáng kể. Giáo viên không chỉ hoàn thành phần lý thuyết mà còn thực hiện phần giới thiệu thực hành đúng thời gianquy định. Tại lớp đối chứng phần lý thuyết và phần thực hành được dạy riêng biệt, điều này dẫn đến tình trạng khi học thực hành bị
mất thêm thời gian để nhắc lại lý thuyết, chưa kể giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên dạy thực hành có sự “chênh” về cách thức và nội dung truyền giảng.
3.6.5.2. Đánh giá định lượng.
* Kết quảbài kiểm tra được xử lý theo các bước:
- Lập bảng phân phối
- Bảng tần suất, bảng tần suất hội tụ tiến
- Tính tham số đặc trưng - Trung bình cộng: 1 1 n i i i x x F N = = ∑ Trong đó: N: Tổng số học sinh
xi: mức điểm đạt được của học sinh (0 ≤ xi≤ 10)
Fi: Số học sinh đạt điểm xi
Bảng 3.1. Bảng phân phối (số học sinh được kiểm tra Fiđạt điểm xi)
Điểm xi N 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN 32 0 1 3 5 15 5 3 Lớp ĐC 31 1 5 8 5 9 2 1
Bảng 3.2. Bảng tần suất fi (%) – tỉ lệ % học sinh đạt điểm xi
Điểm xi N 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN 32 0 3.12 9.37 15.63 46.88 15.63 9.37 Lớp ĐC 31 3.22 16.13 25.81 16.13 29.03 6.46 3.22
Bảng 3.3. Bảng tần suấthội tụ tiến fa (%) – tỉ lệ % học sinh đạt điểm xi trở lên Điểm xi N 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN 32 0 100 96.88 87.5 71.88 25 9.38 Lớp ĐC 31 100 96.77 80.65 54.84 38.71 9.68 3.23
Từ bảng phân phối ta tính được giá trị kết quả điểm trung bình x:
[ ] 1 1 1 4 *1 5*5 6 *8 7 *5 8*9 9 * 2 10 *1 6.8387 31 n ÐC i i i ÐC X x F N = = ∑ = + + + + + + = (3.1) [ ] 1 1 1 4 * 0 5*1 6 *3 7 *5 8*15 9 *5 10 *3 7.9063 32 n TN i i i TN X x F N = = ∑ = + + + + + + = (3.2)
Từ số liệu trên ta xây dựng các đường tần suất fi và đường tần suất hội tụ tiến fanhư hình vẽ sau:
Hình 3.1. Đường tần suất của lớp TN và ĐC
• Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh.
Để đánh giá đầy đủ về chất lượng dạy học theo quan điểm tích hợp giữa lí thuyết và thực hành có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại, sau khi giảng 02 bài thực nghiệm thuộc bộ môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến 32 sinh viên lớp thử nghiệm H19, khoa Bảo hộ Lao động, kết quảnhư sau:
- 98% học sinh cho rằng mục tiêu và đề cương của bài học và môn học
“Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” được giáo viên giới thiệu rõ ràng ngay từ những tiết đầu của môn học.
- 100% học sinh đồng ý giáo viên lên lớp và kết thúc môn học đúng
theo quy định của nhà trường.
- Tiến độ môn học theo đúng đề cương ban đầu và theo lịch lên lớp của
khoa/trường.
- Môn học có giáo trình, tài liệu tham khảo đầy đủ, nội dung hướng dẫn thí nghiệm/thực hành dễ hiểu.
- 95 % học sinh đánh giá bài giảng hấp dẫn, sinh động, nội dung và cấu trúc bài giảng hợp lý,5% học sinh không có ý kiến.
- Phương tiện giảng dạy đầy đủ, hiện đại giúp hiểu bài nhanh, dễ nhớ
và thu hút người học.
- Giáo viên giới thiệu kĩ thuật, kĩnăng thực hành rõ ràng, dễ hiểu. - Môn học có sự liên kết tốt giữa lí thuyết và thực hành, các bài tình huống thực tế giúp người đọc hiểu bài tốt. 97,4% học sinh đánh giá khi giảng bài theo quan điểm này sẽ dễ hiểu bài, dễ nhớ bài hơn, 2,6% không có ý kiến.
- Giáo viên đã tạo điều kiện cho người học tích cực tham gia thảo luận nhóm, phát biểu, nêu câu hỏi trên lớp và kích thích sự động não của người học.
- Giáo viên luôn nhiệt tình giảng giải khi người học chưa hiểu bài trên lớp.
• Nhận xét về kết quả thử nghiệm.
- Khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức cũng như kỹ năng thao tác của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, điều này được thể hiện cụ thể qua điểm trung bình chung học tập của môn học, số học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng nhanh so với lớp đối chứng..Đồ thị đường tần suất fi và đường tần suất hội tụ fa của học sinh lớp thử nghiệmluôn nằm bên phái và phía trên so với lớp đối chứng.
- Qua kết quả lấy ý kiến sinh viên, ta thấy rằng việc xây dựng và thực hiện bài giảng điện tửtheo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đã
tạo ra sự hứng thú, tính tích cực trong học tập của học sinh một cách rõ nét. Việc thay đổi phương pháp dạy học được tất cả các sinh viên đồng tình, trong
đó phần lớn cho rằng nên thay đổi phương pháp dạy học kết hợp với đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện.
• Kết quả xin ý kiến của chuyên gia.
Để đánh giá đầy đủ hơn về chất lượng bài giảng điện tử theo quan
điểm tích hợp trong dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” tại Khoa Bảo hộ Lao động, trường Đại học Công đoàn, tác giả đã xin ý kiến của tập thể giáo viên trong khoa Bảo hộ Lao động. Dưới đây là tổng hợp kết quả nhận được:
-Vấn đề xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp khi dạy
học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”: Hoàn toàn khả thi Tương đối khả thi Khó áp dụng Không áp dụng được Chưa rõ 95% 5% 0% 0% 0%
- Đánh giá về hiệu quả của việc vận dụng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” với sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại (máy tính):
Tính hấp dẫn lôi cuốn học sinh học tập. Có 100% Bình thường 0% Không 0% Rút ngắn thời gian giảng bài Có 100% Không 0% Chưa rõ 0% Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Tốt 100% Trung bình 0% Chưa rõ 0% Mức độ vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành Tốt 94% Trung bình 6% Thấp 0%
- Đánh giá chung về việc xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”, có 100% ý kiến cho rằng hiệu quả.
Qua các ý kiến nhận định và kết quả đánh giá trên đây có thể thấy rằng xây dựng bài giảng điện tử, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học là hướng đi đúng, góp phần đổi mới phương pháp từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ các yêu cầu khi xây dựng và quy trình xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”, tác giả đã xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp đối với môn học, đạt được kết quả:
+ Đề xuất quy trình xây dựng bài giảng điện tử theo hướng tích cực đối
với môn học “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” giúp giáo viên từng
bước xây dựng được bài giảng của mình theo yêu cầu đặt ra, thực hiện đầy đủ
các bước lên lớp trong giáo án, phân bố thời gian hợp lí cho cả nội dung lí thuyết và thực hành đồng thời cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, tích hợp nhiều phương pháp trong một bài giảng (kết hợp phương
pháp truyền thống và hiện đại) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
+ Tác giả luận văn đã xây dựng 02 bài giảng điện tử thuộc môn học “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”đểdạy học theo quan điểm tích hợp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Môn học “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” là môn học được
ứng dụng nhiều trong thực tiễn đời sống lao động sản xuất. Để sinh viên nhận thức và áp dụng được các phương pháp kỹ thuật cơ bản sau khi tốt nghiệp ra trường vào làm việc trong các nhà máy, công xưởng cũng như trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động thì phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp là một phương pháp dạy học tối ưu hiện đại.
1.Những kết quảđạt được
Từ yêu cầu của thực tiễn xã hội, giáo dục đại học phải đổi mới để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp. Một trong những định hướng đổi mới là phải chú trọng phương pháp dạy học, học phải đi đôi với hành, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Trên cơ sở lý luận của việc xây dựng bài giảng điện tử để dạy học theo quan điểm tích hợp, tác giả luận văn đã tìm hiểu về dạy học tích hợp, dạy học tích hợp có có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như máy tính, các phần mềm để tìm ra hướng nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp để dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”, môn học có ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn lao động sản xuất.
Tác giả đã tiến hành tìm hiểu, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, đào tạo, cơ sở vật chất và trình độ giáo viên tại trường Đại học Công đoàn; Tìm hiểu, đánh giá một số công cụ, phần mềm ứng dụng hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử; Tìm hiểu qui trình xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp khi dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” để xây dựng một số bài giảng đặc thù với đầy đủ các bước nêu trên đặc biệt có sự
nhấn mạnh các phương pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2.Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả nhận thấy cần phải giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
+ Khuyến khích việc đổi mới phương pháp dạy học tích hợp ở môi trường đại học, đặc biệt các nghành khoa học kỹ thuật.
+ Giáo viên thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn,công
nghệ thông tin, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụsư phạm. + Đầu tư trang bị, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thiết bị phục vụ học thực hành trong quá trình dạy học tích hợp.
+ Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện bài giảng điện tử theo phương pháp dạy học tích hợp cho môn học “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” tại Khoa Bảo hộ lao động, Trường Đại học Công đoàn và
+ Tiến hành thử nghiệm sư phạm quá trình dạy học cho các bài giảng
đã xây dựng, đánh giá kết quả học tập, so sánh với quá trình dạy học theo
phương pháp truyền thống. Để từ đó mở rộng phạm vi, đối tượng thử nghiệm đối với các chuyên ngành khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Mạnh Cường, Tiếp cận năng lực thực hiện để xây dựng chuẩn nghề
nghiệp về sư phạm cho giáo viên dạy nghề, Hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp – kinh nghiệm Việt Nam và Bỉ”, dự án VN101 – APEPE, 02/2010.
[2]. Đỗ Mạnh Cường, Dạy học tích hợp – Cơ sở lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật, số 15, 2010
[3]. Bùi Hiền, Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, 2001
[4]. Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng TTSPTH vào dạy học vật lý ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục HS, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ tháng 1/2008.
[5] Lê Thanh Nhu (2004), Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kĩ thuật,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[6] Lê Thanh Nhu (2009), Một số kiến nghị về dạy học theo quan điểm tích hợp trong đào tạo nghề- hội thảo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam.
[7]. Từ điển tiếng Việt (1993), NXB Văn hoá, Hà nội.
[8] Nguyễn Xuân Lạc (2000-2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[9] Nguyễn Trần Nghĩa (2003), Cải tiến dạy học nghề tiện trong các trường chuyên nghiệp và dạy nghề tại TP. HCM, Luận án Tiến sĩ giáo dục học,
ĐHSPHN.
[11]. Xavier Roegirs (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB giáo dục, ( biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị ).
[12]. Báo cáo thực trạng qua số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp một số trường sư phạm (Tổng kết nhiệm vụ an toàn vệ sinh lao động, thuộc đề tài mã
số B2008-17-01-ATVSLĐ).
[13] Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[14]. Đỗ Thị Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng, Lê Quí Đức, Kỹ thuật an toàn
lao động. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006.
[15] Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng (2009) Thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[16]. Nguyễn Thị Hồng Tú, Bùi Thị Tâm, Vệ sinh an toàn nơi làm việc và
chăm sóc sức khỏe người lao động. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007.
[17]. http://www.dhcd.edu.vn Website - Trường Đại học Công đoàn
PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TẠI TRƯỜNG ĐH CÔNG ĐOÀN
( Đối với giáo viên )
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại Trường ĐH Công đoàn,
xin quý thầy, cô cho biết ý kiến của mình về mức độ ứng dụng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy môn học “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn.
Họ và tên:………..; Chức danh: ………
Đơn vị công tác: ………..
1.Thầy, cô có ứng dụng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy của quý thầy, cô tại trường không?
Có ứng dụng Không ứng dụng
2.Quý thầy, cô cho biết mức độ ứng dụng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp của quý thầy, cô tại trường?
Rất tốt Tốt Chưa tốt
3. Vấn đề xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp khi dạy học môn “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động”
Hoàn toàn khả thi Khó áp dụng
Tương đối khả thi Không áp dụng được
4. Hiệu quả của việc vận dụng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học (máy tính) trong việc dạy học:
+ Tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập
Có Bình
thường
Không
+ Rút ngắn thời gian giảng bài
Có Bình
thường
Không
+ Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh
Có Bình
thường
Không
+ Mức độ vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành
Có Bình
thường
Không
+ Đánh giá về bài giảng
Rõ ràng Bình
thường