1) Xác định mục tiêu của bài học:
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng: • Về kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm chung về An toàn vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Trình bày được các hướng dẫn kỹ thuật củatừng bài học cụ thể.
• Về kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học, trả lời được các tình huống đặt ra và biện pháp giải quyết.
- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật theo bài học cụ thể. • Về thái độ:
- Chủ động tích cực tham gia xây dựng bài.
- Có tư duy logic, làm việc theo nhóm và có khả năng tự nghiên cứu.
- Có ý thức về quản lí về công tác An toàn vệ sinh lao động.
2) Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm
Đây là bước quan trọng thể hiện toàn bộ nội dung của bài giảng.
Môn học “Tổng quan về An toàn vệ sinh lao động” có nội dung cung
cấp khối lượng kiến thức lớn, mà trong bài giảng điện tử không thể đưa được nhiều câu chữ, do đó cần chú trọng các kiến thức cơ bản, cô đọng về khái niệm, ý nghĩa, tính chất, nguyên lý kỹ thuật của từng lĩnh vực đề cập trong
bài học, làm sao để sinh viên tiếp thu kiến thức lý thuyết theo hướng liên hệ được trong thực tiễn của đời sống lao động sản xuất, nắm vững hướng dẫn kỹ thuật để vận dụng được vào thực hành.
3) Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu:
Ngoài việc sưu tầm các tài liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức từ sách báo, tài liệu tham khảo có liên quan; điều quan trọng và cần thiết là phải xây
dựng kho tư liệu. Đây là điều kiện cần thiết để khai thác có hiệu quả chương
trình phần mềm PowerPoint, kho tư liệu càng phong phú thì khả năng khai
thác càng cao, càng đa dạng.
Các nguồn để thu thập xây dựng kho tư liệu: Các tài liệu nghiên cứu khoa học về các chuyên đề của Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động; các thông tin trên Internet; Các tranh ảnh, thông tin trên sách báo liên quan dến nội dung bài giảng.
4) Xây dựng kịch bản cho bài giảng điện tử:
Đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng. Kịch bản xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sư phạm, nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng, đáp ứng mục đích, yêu cầu đã đặt ra.
5) Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn:
Sau khi đã có kho tư liệu, các kiến thức cơ bản được lựa chọn, giảng viên tiến hành xây dựng bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint đã lựa chọn. Trong Microsoft Office, PowerPoint là một trong những chương trình trình diễn cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu trong giảng dạy theo phương pháp hiện đại; là một chương trình có nhiều tiện ích đối với việc thiết kế, trình bày bài giảng với nhiều tính năng đa dạng và phong phú. Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip. Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô động, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản; màu chữ được dùng thống nhất (thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản: câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giảng giải, ghi nhớ, câu trả lời).
Đối với mỗi bài giảng nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các slide, Hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Mặt khác cũng không nên quá lạm dụng phần mềm trình diễn theo kiểu “bay nhảy” nhằm thu hút sự tò mò không cần thiết cho người học, làm phân tán sự
chú ý của học viên. Điều quan trọng khi sử dụng phần mềm trình diễn là chú ý làm nổi bật nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của người học.
Cuối cùng là thực hiện các liên kết giữa các slide một cách hợp lý, logic. Đây chính là công việc quan trọng tạo ra các ưu điểm của bài giảng điện tử do đó chúng ta cần khai thác tối đa khả năng liên kết, nhờ khả năng liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt giúp học viên nắm bắt được kiến thức bàihọc.
6) Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra
các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.