Khác với bài giảng thường, bài giảng theo quan điểm tích hợp được tích hợp cả hai nội dung lý thuyết và thực hành do đó kết thúc bài học, học sinh vừa có kiến thức vừa có kỹ năng thực hành nghề và dùng ngay vào thực tế để kiểm chứng lý thuyết. Khi dạy học theo quan điểm này, bài giảng điện tử được sử dụng ở khâu giải quyết vấn đề và đặc biệt người giáo viên cần chú trọng tới khâu đánh giá rút kinh nghiệm sau bài học để từ đó học sinh có thể hạn chế được nhược điểm và phát huynhững ưu điểm trong các bài học sau:
* Bài giảng điện tử cần thể hiện:
- Tính đa phương tiện (Multimedia)
- Tính tương tác giữa thầy và trò
* Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử
- Yêu cầu về nội dung và lý thuyết.
+ Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh họa sinh động. - Yêu cầu về phần câu hỏi và giải đáp
Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích: + Giới thiệu một chủ đề mới
+ Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung và trình bày không? + Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp
Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương án để kích thích người học vận động trí não tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn sàng trong bài giảng điện tử.
- Yêu cầu về phần thực hành:
+ Từ nội dung lý thuyết đã trình bày trong phần đầu bài học, giáo viên
thực hiện các thao tác mẫu để học sinh quan sát, có thể môphỏng các thao tác
này trên slide bằng các hình ảnh động trực quan.
+ Các slide thể hiện từng bước hướng dẫn phải cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, ngoài ra phải kết hợp được với các hình ảnh hoạt động thực tế nhằm giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc các bước thực hiện.
+ Học sinh làm thử dưới sự hướng dẫn của giáo viên và báo cáo kết quả từ đó rút ra kinh nghiệm thực tế.
- Yêu cầu vềthể hiện khi thiết kế:
+ Đầy đủ
+ Chính xác
+ Trực quan.
- Các bước xây dựng một bài giảng điện tử
Sử dụng các bài giảng điện tử trong các trường hợp sau:
+ Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó người học khó hình dung, chúng ta có thể dùng các tương tác của hình ảnh để diễn tả.
+ Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó.
+ Các môn học có tính chất cần sự mô phỏng.
* Bước đầu xây dựng kịch bản
B1: xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học B2: mô hình hóa quá trình dạy học
B3: hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học.
B4: mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hóa.
* Kiểm tra
Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng. * Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý:
- Mỗi slide cần thể hiện một cách cô đọng nhất, với số lượng chữ ít nhất
- Không nên lạm dụng màu sắc của chữ, mảng trang trí, các nền
- Không nên lạm dụng các hiệu ứng khi không cần thiết như chữ chạy ra, chạy vào, quay vòng…..
- Tất cả các điều kiện trên nhiều khi khiến người học bị nhiễu hoặc khả năng phân tán thông tin.
- Cần phải quy ước cho người học có thể bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ: quy ước các mầu mực cho phần quan trọng và ít quan trọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiện nay, xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong
dạy học đang được khuyến khích vận dụng trong đào tạo ngành nghề ở bậc đại học bởi quan điểm này cho thấy tính ưu việt do việc trực quan hóa, tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên. Trong chương trình này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề sau:
- Phân tích định hướng đổi mới trong đào tạo đại học.
- Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp.
- Phân tích khái niệm về bài giảng điện tử, quy trình thiết kế bài giảng điện tử.
- Cấu trúc một bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp.
Trong Chương 1, Luận văn đã phân tích làm rõ các vấn đề lí luận liên
quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Qua đây có thể khẳng định rằng, dạy học tích hợp giữa lí thuyết và thực hành là hướng đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo đại học nói chung, ngành kỹ thuật nói riêng là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đồng thời cũng phù hợp với xu hướng giáo dục nghề ở bậc đại học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Đây là cơ sở để tiến hành thực hiện tiếp chương 2 của Luận văn.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN “TỔNG QUAN VỀ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG” TẠI KHOA BẢO HỘ LAO
ĐỘNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌCCÔNG ĐOÀN