Một vài nét về đào tạo An toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn tổng quan về an toàn vệ sinh lao động tại khoa bảo hộ lao động trường đại học công đoàn (Trang 49 - 51)

Công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực về cả nội dung và phương pháp; số người được đào tạo, huấn luyện tăng dần theo các năm. Từ năm 2000 - 2004, trung

bình mỗi năm đào tạo, huấn luyện cho trên 70 ngàn lượt cán bộ quản lý, trên 15 ngàn lượt chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trên 700 ngàn lượt cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, y tế tại doanh nghiệp, hàng triệu người lao động trong đó có hơn 500 ngàn lượt người là nông dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí nhà nước được nâng cao trình độ nghiệp vụ

thông qua các khoá học về chế độ, chính sách; kỹ năng và nghiệp vụ thanh

tra; tập huấn giảng viên, đào tạo chuyên môn về giám sát môi trường và bệnh nghề nghiệp, phòng chống bệnh bụi phổi silíc, bảo vệ và kiểm dịch thực vật…

Việc đưa các kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đào tạo và dạy nghề chưa được nhiều và còn chậm. Việc xây dựng giáo trình và phổ biến kiến thức an toàn - vệ sinh lao động trong hệ thống giáo dục và đào tạo, dạy nghề vẫn còn chưa được tiêu chuẩn hoá, còn thiếu nhiều nội dung.

Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên chưa được đào tạo một cách có hệ thống về kiến thức an toàn - vệ sinh lao động cũng như chưa có những hiểu biết cơ bản về luật pháp an toàn - vệ sinh lao động.

Chất lượng và nội dung huấn luyện của các lớp huấn luyện chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển hiện nay như: an toàn trong sử dụng công nghệ mới; các yếu tố độc hại, nguy cơ rủi ro mới; cập nhật các phương pháp

cải thiện điều kiện lao động mới, các tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động quốc tế, khoa học về cải thiện điều kiện lao động, éc-gô-nô-my...

Phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết, ít thực tiễn, thiếu hình ảnh, cảnh báo, thí nghiệm, dụng cụ trực quan, thực hành, mô hình mô phỏng... dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa được cao. Số lượng được đào tạo so với qui định của pháp luật là quá ít và không được kiểm tra, kiểm soát về mặt chất lượng, đặc biệt là khi xuất hiện một số loại hình doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ huấn luyện AT-VSLĐ.

Trước thực trạng đó đặt ra vấn đề cần phải có các giải pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động về giáo dục, đào tạo, huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động được quan tâm và ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Sau đây là một số định hướng cơ bản để đưa nội dung giáo dục an toàn vệ sinh lao động vào giảng dạy ở các trường đại học:

1. Vấn đề giảng dạy an toàn vệ sinh lao động trong các trường đại học nhằm góp phần cung cấp các tri thức cơ bản mang tính bản lề và các kỹ năng cần thiết của việc giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho sinh viên. Vì vậy bên cạnh việc chọn lọc tri thức về giáo dục an toàn vệ sinh lao động và các kỹ năng cần có về vấn đề này cần phải tạo ra các hành động tự giác, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của người học có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.

2. Khối lượng tri thức và kỹ năng giáo dục an toàn vệ sinh lao động đưa vào giảng dạy ở các trường đại học có thời lượng là khoảng 3 đơn vị học trình, tương đương với 2 tín chỉ. Trong đó 1 đơn vị học trình là phần chung, còn 2 đơn vị học trình cho phần riêng thuộc các chuyên ngành đào tạo.

3. Cần phải phối hợp đồng bộ và song song việc dạy riêng giáo dục an toàn vệ sinh lao động và tích hợp vào các môn học để tăng hiệu quả giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học.

4. Nhiều trường đại học đều thống nhất có hai biện pháp giảng dạy đó

là:

- Có thể trở thành một giáo trình an toàn vệ sinh lao động độc lập, có vị thế ngang với các môn học khác và là giáo trình bắt buộc cho mọi sinh viên.

- Nội dung tri thức và các kỹ năng cơ bản an toàn vệ sinh lao động được dạy tích hợp để giảm bớt thời gian lên lớp, giảm tải nội dung môn học. Việc tích hợp phải dựa trên nguyên tắc gọn nhẹ, phù hợp, logic và có hiệu quả cao về môn học.

Để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ về an toàn vệ sinh lao động của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ, các sự cố, các tai nạn xảy ra do mất an toàn vệ sinh lao động, bên cạnh nghiên cứu về nội dung chương trình, các trường cần chuẩn bị kế hoạch, các biện pháp triển giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn tổng quan về an toàn vệ sinh lao động tại khoa bảo hộ lao động trường đại học công đoàn (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)