Bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn tổng quan về an toàn vệ sinh lao động tại khoa bảo hộ lao động trường đại học công đoàn (Trang 44 - 45)

Với bài giảng điện tử phục vụ dạy học theo quan điểm tích hợp, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, trình bày các vấn đề một cách trực quan, làm rõ các bước, các thao tác thực hành qua đó kiểm soát được người học. Người học được tiếp thu kiến thức thu hút bởi bài học đa dạng kiến thức và phong phú về cách trình bày. Đặc biệt, người học vận dụng ngay những kiến thức vừa học vào thực hành và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.

a) Tên bài dạy tích hợp: Xuất phát điểm của một bài dạy tích hợp là dạy một kỹ năng vì thế tên của bài dạy phải là một động từ hành động. Ví dụ: “lắp ráp mạch điện máy tăng âm” chứ không thể “mạch điện máy tăng âm”.

b) Mục tiêu bài dạy tích hợp:Gồm 3 yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ.

c) Đánh giá mục tiêu (kết quả học tập của người học): Có thể tiến hành đánh giá từng phần hay toàn bộ. Đối với phần kiến thức nên tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Phần kỹ năng có thể đánh giá kỹ năng trí tuệ, kỹ năng tâm vận. Điều quan trọng là phải lựa chọn công cụ đánh giá nào đo được một cách hiệu quả các khía cạnh quan trọng nhất của mỗi mục tiêu đặt ra.

d) Nội dung bài dạy tích hợp theo các dạng tích hợp sau:

- Lý thuyết – thực hành; nối tiếp hoặc đan xen

- Chia thành các vấn đề và giải quyết dần: Lý thuyết – thực hành…

- Thực hành – lý thuyết.

e) Phương pháp dạy học: kết hợp khéo léo giữa phương pháp thuyết

trình, đàm thoại gợi mở, mô phỏng giải quyết vấn đề với phương pháp làm

mẫu, huấn luyện, luyện tập…Giáo viên cập nhật nội dung, công nghệ mới

tạo của người học đồng thời phải tích hợp phương pháp, hình thức dạy học, sử dụng đa dạng hóa các phương tiện dạy học. Sử dụng phương pháp học theo vấn đề, các phương pháp theo kinh nghiệm và phương pháp vừa học vừa khám phá. Giáo viên giúp người học bằng cách cùng xây dựng nền tảng kiến thức để cùng nhau thực hành.

f) Hình thức dạy học:Toàn lớp và tăng cường hoạt động nhóm, tự học.

g) Phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện dạy học hiện đại và các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy thực hành.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn tổng quan về an toàn vệ sinh lao động tại khoa bảo hộ lao động trường đại học công đoàn (Trang 44 - 45)