Giới thiệu chung về Trường Đại học Công đoàn

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn tổng quan về an toàn vệ sinh lao động tại khoa bảo hộ lao động trường đại học công đoàn (Trang 51 - 59)

Trường Đại học Công đoàn, tiền thân làTrường Cao cấp Công đoàn,

ngày 19/05/1992, được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định đổi tên thành Trường Đại học Công đoàn. Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa cấp trực thuộc Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục

- Đào tạo.

Tên tiếng Anh của trường là Vietnam Trade Union University.

Hiện nay, trường đã có 03 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, 08

ngành đào tạo trình độ đại học, 03 ngành đào tạo đại học bằng II, 03 ngành đào tạo cao đẳng, 02 ngành đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học, 03 ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, 02 ngành trung cấp chuyên nghiệp. Tổng quy mô sinh viên hệ chính quy và không chính quy hàng năm của Trường là hơn 15.000 sinh viên. Ngoài ra, Trường còn đào tạo ngắn hạn

và bồi dưỡng, tập huấn cho hàng ngàn cán bộ Công đoàn; tham gia đào tạo trình độ đại học chính quy cho sinh viên Lào và đào tạo ngắn hạn cho cán bộ Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào.

Trường Đại học Công đoàn đã thiết lập quan hệ hợp tác với Học Viện Quan hệ lao động Trung Quốc; Học Viện Lao động và Quan hệ xã hội Liên Bang Nga; tổ chức ILO; trường Đại học Carlifornia, Mỹ; Viện FES (Đức) và một số nước khác.

* Sơ đồ tổ chức

* Công tác đào tạo

1.Đào tạo cao học

Chuyên ngành đào tạo: Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Quản trị kinh doanh.

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2007 đến tháng 6/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 05 khóa tập trung với 278 học viên.

2. Đào tạo đại học chính quy

2.1. Ngành Quản trị kinh doanh (Business Administration)

- Mã tuyển sinh: D52340101

- Kết quả đào tạo: Từ năm 1992 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 20 khóa với 9745 sinh viên.

2.2. Ngành Bảo hộ lao động (Labour Protection)

- Mã tuyển sinh: D52850201

- Kết quả đào tạo: Từ năm 1992 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 20 khóa với gần 2.000 sinh viên.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các công việc: An toàn - Vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Cán bộ có nghiệp

vụ sư phạm giảng dạy Bảo hộ lao động. Kiểm tra Bảo hộ lao động của Công

đoàn. Thanh tra Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động.

2.3. Ngành Xã hội học (Sociology)

- Mã tuyển sinh: D52310301

- Kết quả đào tạo: Từ năm 1997 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được15 khóa với trên 2.000 sinh viên.

2.4. Ngành Công tác xã hội (Social work)

- Mã tuyển sinh: D52760101

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2004 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 09 khóa với hơn 1.000 sinh viên.

- Mã tuyển sinh: D52340301

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2006 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo 07 khóa tập trung với khoảng 2.800 sinh viên.

2.6. Ngành Tài chính - Ngân hàng (Finance and Banking)

- Mã tuyển sinh: D52340201

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2006 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 07 khóa tập trung với khoảng 2.800 sinh viên.

2.7. Ngành Quản trị nhân lực (Human Resources Management)

- Mã tuyển sinh: D52340404

- Khối thi: A, D1, A1

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2008 đến tháng 9/2012, Nhà trường đang

đào tạo được 04 khóa tập trung với 639 sinh viên.

2.8. Ngành Luật (Law)

- Mã tuyển sinh: D52380101

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2009 đến tháng 9/2012, Nhà trường đang

đào tạo được 04 khóa với 650 sinh viên.

2.9. Ngành Quan hệ lao động (Labor Relations)

- Bắt đầu tuyển sinh từ năm 2014

- Mã tuyển sinh: D340408 3. Đào tạo đại học bằng hai

- Ngành đào tạo: Xã hội học; Quản trị kinh doanh; Bảo hộ lao động; Công tác xã hội; Quản trị nhân lực; Kế toán; Tài chính ngân hàng; Luật.

- Kết quả đào tạo: Tính đến tháng 9/2012, Nhà trường đã đào tạo được 1 lớp với hơn 100 sinh viên đã tốt nghiệp và hiện đang tuyển sinh khóa mới.

4. Đào tạo đại học vừa làm vừa học

- Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh; Xã hội học; Công tác xã hội; Bảo hộ lao động; Kế toán; Tài chính - Ngân hang.

- Kết quả đào tạo: Tính đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 54 lớp với 4.727 sinh viên là công nhân viên chức lao động.

5. Đào tạo liên thông lên đại học, cao đẳng

5.1. Từ trung cấp lên đại học.

- Ngành đào tạo: Kế toán; Tài chính - Ngân hang.

- Kết quả đào tạo: Tính đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo 32 lớp với khoảng 2.811 sinh viên.

5.2. Từ Cao đẳng lên Đại học.

- Ngành đào tạo: Kế toán; Tài chính - Ngân hang.

- Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng thuộc khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh - Kết quả đào tạo: Tính đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo 18 lớp với khoảng gần 1394 sinh viên.

5.1. Từ trung cấp lên cao đẳng.

- Ngành đào tạo: Kế toán; Tài chính - Ngân hang.

- Kết quả đào tạo: Tính đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo 18 lớp với khoảng gần 1278 sinh viên.

6. Đào tạo cao đẳng chính quy

- Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hang.

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2010 đến tháng 9/2012, Nhà trường đang

đào tạo được 02 khóa với 815 sinh viên. 7. Đào tạo trung cấp chính quy

- Ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán.

- Kết quả đào tạo: Từ năm 2007 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được 6 khóa với hơn 2.000 học sinh.

8. Đào tạo bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn

- Đào tạo ngắn hạn theo từng phần chương trình: Nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác đối với những cán bộ đã tốt nghiệp đại học hoặc không có điều kiên học dài hạn. Những cán bộ được đào tạo từng phần, kết

thúc khóa học được cấp chứng chỉ, chứng nhận đã qua chương trình đào tạo. Tính đến tháng 9/2012, Nhà trường đã đào tạo được 123 lớp Đại học phần lý luận và nghiệp vụ công đoàn với khoảng 10.000 người ; 7 lớp văn hóa quần chúng với khoảng 350 người.

- Bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn: Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã mở nhiều lớp bồi dưỡng tập huấn cho các đối tượng là cán bộ thuộc các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương; Công đoàn các khu công nghiệp - chế xuất; các Ban thuộc Tổng Liên đoàn và đã đào tạo với hàng vạn cánbộ làm công tác công đoàn.

9. Đào tạo quốc tế

9.1. Cán bộ Công đoàn Lào

- Từ năm 1979 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã và đang đào tạo được: Hệ đại học 12 khóa là 58 người; đào tạo ngắn hạn 14 khóa là 325 người; trung cấp 2 khóa là 48 người; đào tạo, bồi dưỡng tại Lào là 300 người.

9.2. Cán bộ Công đoàn Campuchia

- Từ năm 1981 đến tháng 9/2012, Nhà trường đã đào tạo được: Hệ đại học 3 khóa là 12 người; hệ trung cấp, ngắn hạn 8 khóa: 200 người; đào tạo cấp tốc tại Campuchia khoảng 1.500 người.

*Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí.

Tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên Nhà trường hiện nay là 294 người. Trong đó:

1. Đội ngũ giảng viên.

- Tổng số: 199 người. Gồm: 04 Phó Giáo sư; 48 Tiến sĩ, nghiên cứu sinh; 152 Thạc sĩ, học viên cao học. Ngoài ra, Nhà trường còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức, cộng tác viên giảng dạy và nghiên cứu khoa học gần 200 người.

2. Cán bộ quản lí và nhân viên.

*Cơ sở vật chất

1. Diện tích đất, cơ sở đào tạo.

- Tổng diện tích đất Nhà trường sử dụng là 2,1 ha. Trong đó gồm: 70 phòng học (7.520 m2); 02 hội trường (1.000 m2); 04 phòng máy vi tính, 01 phòng học ngoại ngữ (942 m2); 01 thư viện (1.714m2); 01 phòng thực tập, thực hành (120m2); 247 phòng kí túc xá (14.287m2); 01 nhà ăn sinh viên

(7,93m2/sinh viên); 01 Nhà thi đấu đa năng (1.625m2); 01 sân vận động

(3.056m2).

- Hiện trường đang tiến hành xây dựng cơ sở 2 với diện tích gần 28ha tại xã Giai Phạm, Huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên.

2. Trang thiết bị học tập.

- Hiện nay, Nhà trường đã đầu tư được 70 phòng học với hệ thống máy chiếu hiện đại; 01 thư viên với số đầu sách gần 8.300 cuốn; 02 phòng máy vi tính với gần 300 máy tính có kết nối internet; 01 phòng học ngoại ngữ với các thiết bị hiện đại; 01 phòng thực tập, thực hành với hơn 100 bộ thiết bị thực

hành.

*Phương hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020

1. Xây dựng Trường Đại học Công đoàn trở thành:

- Trường đại học đa ngành, đa cấp (đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân); vừa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tổ chức Công đoàn, vừa đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

- Trung tâm nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn.

2. Củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng đáp ứng yêu cầu của trường đại học chính quy hiên đại.

3. Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, hoàn thiên hệ thống quy chế. 4. Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

5. Đẩy mạnh và phát triển có hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo , nghiên cứu khoa học.

Khoa Bảo hộ Lao động thành lập và bắt đầu đào tạo Kỹ sư bảo hộ lao

động từ năm 1993. Khoa có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo trình độ đại học ngành Bảo hộ lao động (các hệ chính quy, vừa làm vừa học, đại học phần, liên thông…); Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn trong các lĩnh vực về An toàn lao động – Vệ sinh môi trường – Phòng chống cháy nổ.

Với mục tiêu đào tạo kỹ sư Bảo hộ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân và sức khỏe tốt, có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành an toàn vệ sinh lao động, có khả năng ứng dụng kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp, có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập và sáng tạo; có khả năng tự học và nghiên cứu, tiếp thu được khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, hòa nhập được trong môi trường quốc tế; có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn.

Từ năm 1992 đến năm 2013, Nhà trường đã đào tạo được 20 khóa với gần 2.000 sinh viên ngành nghề bảo hộ lao động. Sinh viên tốt nghiệp đã tìm được việc làm tại các đơn vị trong xã hội như phòng An toàn - Vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp; Giảng viên giảng dạy lĩnh vực Bảo hộ lao động; Công tác kiểm tra Bảo hộ lao động của Công đoàn cơ sở; Thanh tra

Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động ở các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn tổng quan về an toàn vệ sinh lao động tại khoa bảo hộ lao động trường đại học công đoàn (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)