Một số biện pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu 134 quản trị vốn bằng tiền tại tổng công ty đầu tư nước và môi trường việt nam CTCP (Trang 81 - 82)

III. Chi hoạt động tài chính 331.173.92

3.2.3.Một số biện pháp cụ thể:

Cải thiện các khoản phải thu

Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Nếu công ty không nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu thì công ty sẽ bị thiếu vốn lưu động khi quy mô ngày càng gia tăng, dễ gây ra nguy cơ mất vốn. Chính sách chiết khấu của công ty không được chú trọng, tỷ lệ chiết khấu thấp không khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh làm kéo dài thời gian thu hồi nợ. Hiện nay công ty đã thực hiện trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi, nên trong thời gian tới để quản trị tốt các khoản phải thu, công ty cần thực hiện thêm những biên pháp sau :

+ Chiết khẩu thanh toán cho khách hàng nhằm thu hồi sớm tiền hàng: Việc thực hiện chiết khấu thanh toán cần tính toán tỷ lệ chiết khẩu sao cho phù hợp với chi phí sử dụng vốn nếu công ty huy động thêm vốn để bù đắp cho khoản ứ đọng ở khoản phải thu. Cụ thể, đối với những khách hàng uy tín, có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty như BQLDA MT nước thải tỉnh Bình Dương, Công ty CP cấp nước Sông Đà, Công ty CP nước WAHACO, Công ty CP nước MT Bình Dương,…thì công ty có thể chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm trong điều kiện khách hàng gặp khó khăn. Đối với khách hàng mới như Công ty cổ phần giải pháp Thiên Hoàng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển PHAM HOUSE,… mà công ty muốn tạo quan hệ lâu dài thì công ty cũng có thể tạo điều kiện về khối lượng và thời gian thanh toán để duy trì mối quan hệ, tuy nhiên phải trên cơ sở đấy là khách hàng uy tín. Riêng với các khách hàng mới không có uy tín hoặc khách hàng không thường xuyên mà công ty không nắm bắt được tình hình tài chính và khả năng thanh toán, thì có thể yêu cầu thanh toán ngay hoặc trả trước một phần giá trị. Việc xác định chính sách chiết khấu hợp lý, không chỉ làm giảm lượng vốn ứ đọng do khách hàng chiếm dụng ở khâu lưu thông mà còn giúp công ty quay vòng

vốn nhanh hơn, tiết kiệm chi phí quản lý nợ phải thu và giảm thiểu nhu cầu về vốn, giảm thiểu vay nợ và giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần giảm thiểu mức độ rủi ro cũng như hạn chế tác động ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty từ chính sách này.

+ Công ty nên lập một bộ phận kế toán quản lý thu hồi nợ chuyên nghiệp. Bộ phận này sẽ quản lý các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng khách hàng cụ thể: uy tín khách hàng, thời gian thanh toán, khuynh hướng thanh toán của khách hàng,... Để từ đó tối ưu hóa hoạt động thu hồi nợ trước những hạn chế về nguồn lực, phù hợp với mức độ rủi ro của từng phân khúc khách hàng, cân nhắc, tính toán những phương cách thu hồi nợ phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh, đảm bảo các khoản nợ phải thu được thu trong kỳ hạn. Tính lãi phạt cho những hóa đơn thanh toán trễ hạn nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán đúng kỳ hạn nợ. Có thể tham vấn bộ phận tài chính về mức lãi suất thanh toán trễ hạn ở mức cao nhất nhằm gia tăng tính hiệu quả cho công tác thu hồi nợ.

+ Bán nợ phải thu: Trong nền kinh tế thị trường nợ phải thu cũng là một hàng hoá có thể mua bán, từ đó hình thành cơ chế mua bán nợ. Với cơ chế đó cho phép doanh nghiệp có thể bán nợ phải thu của khách hàng bao hàm cả nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi cho tổ chức mua bán nợ. Tuỳ theo quy định của luật pháp ở mỗi nước, tổ chức mua bán nợ có thể là ngân hàng thương mại hay công ty mua bán nợ. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam:

Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật, gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thoả thuận. Đây là cách cuối cùng khi mọi nỗ lực thu hồi nợ không có tác dụng. Công ty nên thuê bán nợ cho tổ chức uy tín để có thể thu hồi khoản nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu 134 quản trị vốn bằng tiền tại tổng công ty đầu tư nước và môi trường việt nam CTCP (Trang 81 - 82)