Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 1 Lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu 134 quản trị vốn bằng tiền tại tổng công ty đầu tư nước và môi trường việt nam CTCP (Trang 32 - 42)

2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động

* Chức năng

Là một trong số những đơn vị tiêu biểu của ngành, tổng công ty luôn chú trọng trong công tác đổi mới phương pháp kinh doanh, nghiên cứu khai thác triệt để những tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác. Cùng với đó là máy móc thiết bị hiện đại, sự năng động, sáng tạo và nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công nhân viên trong toàn đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, Tổng Công ty VIWASEEN đã và đang phát triển không ngừng về mọi mặt để trở thành một trong những Tổng Công ty uy tín trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng chuyên dụng, cấp thoát nước và môi trường.

* Nhiệm vụ

- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên cơ sở tự chủ và tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế hiện hành.

- Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính - Liên tục đổi mới, tăng cường hợp tác đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm trọng tâm là lĩnh vực xây dụng chuyên dụng, cấp thoát nước và môi

trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững. - Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.

* Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất sản phẩm từ plastic

- Sản xuất ống, vòi nhựa, thiết bị lắp đặt bằng nhựa

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

- Đúc sắt, thép

- Sản xuất các cấu kiện kim loại , các thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

- Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác - Sản xuất máy bơm nước

- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện - Khai thác, xử lý và cung cấp nước - Thoát nước và xử lý nước thải - Thu gom rác thải không độc hại

- Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại - Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại

- Xây dựng nhà các loại, các công trình đường sắt và đường bộ, công trình công ích và các công trình kỹ thuật dân dụng khác

- Lắp đặt hệ thống điện, xây dựng và lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng và môi trường.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê .

- Hoạt động tư vấn quản lý, kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

- Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước - Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

- Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật chuyên ngành cấp thoát nước, môi trường

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Tổng Công ty kinh doanh; - Đào tạo trung cấp (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép )

….

Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông : Bao gồm tất cả các cổ đông có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và điều lệ công ty quy định.

Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có quyền

đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, những kế hoạch hàng năm cũng như các kế hoạch trung hạn của công ty; đưa ra những kiến nghị liên quan đến tổng số cổ phần và loại cổ phần được phép chào bán đối với mỗi loại cổ phần; Quyết định

phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền; Quyết định việc thành lập các công ty con, chi nhánh hay việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác; Ngoài ra HĐQT còn có quyền quyết định cơ cấu tổ chức công ty; bầu cử, miễn nhiệm, hoặc bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.

Ban kiểm soát : là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra

bởi HĐQT nhằm giúp HĐQT kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán thuế doanh nghiệp , báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT và Chủ tịch HĐQT.

Tổng giám đốc : thực hiện các nghị quyết của Hội đồng

quản trị, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, tuyển dụng lao đồng, quyết định các vấn đề tiền lương và quyền lợi khác cho người lao động trong công ty, quản lý quy chế nội bộ công ty, kiến nghị các phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh,….

Phó tổng giám đốc: giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt

động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc. Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ

được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động. Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận.

Phòng kinh tế kế hoạch: Lập các kế hoạch dài hạn,

ngắn hạn về thi công các công trình trúng thầy. Lập các kế hoạch về giá thành, xây dựng các hệ thống định mức,..

Phòng kỹ thuật công nghệ : lập quy trình thi công, theo

dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, hạng múc các công trinhg mà Tổng công ty lắp đặt, thi công,…

Phòng kỹ thuật công nghệ : lập quy trình thi công, theo

dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, kiểm tra ký nhận khối lượng công việc hoàn thành theo giai đoạn giám sát các công trình mà Tổng công ty lắp đặt, thi công,..

Phòng đầu tư phát triển: Tham gia các dự án kinh

doanh hàng hóa trong và ngoài nước, chủ yếu là hàng hóa vật tư chuyên ngành cấp thoát nước. Đồng thời thăm dò, tìm kiếm các đôi tác trong và ngoài nước để tiến tới ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp các loại vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước.

Phòng tổ chức – lao động : lập kế hoạch xây dự bộ máy

nhân sự của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Nghiên cứu chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.

Phòng pháp chế đối ngoại : Tham gia biên soạn kế

hoạch về dự án hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng chuyên dụng, cấp thoát nước. Hợp tác đào tạo, trao đổi lao động.

Phòng tài chính kế toán : Lập kế hoạch về tài chính, vốn

trong dài hạn và của từng năm của Tổng công ty. Báo cáo Hội đông quản trị và Bộ ngành liên quan. Theo dõi tình hình hạch

toán kế toán của Tổng công ty. Xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của từng công trình, hạng mục công trình. Kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Thay mặt Tổng công ty quyết toán với các Chủ đầu tư khi công trình hoàn thành. Tổng hợp số liệu, lập đầy đủ các báo cáo, đúng thời hạn trình lên Tổng giám đốc, để Tổng giám đốc kịp thời đề ra các biện pháp thích hợp, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và thu hồi vốn.

Văn phòng đại diện: là nơi đại diện, thay mặt Tổng công

ty trao đổi thông tin với các Công ty khác. Cũng như là nơi giao dịch với nước ngoài, giúp cho Tổng công ty có được các thông tin cho việc hợp tác học hỏi cũng như thi công công trình.

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán :

Chú thích : Kế toán trưởng Kế toán ngành hàng Kế toán TSCĐ Kế toán thủ quỹ Kế toán theo dõi dư quý Kế toán thanh toán Kế toán theo dõi công ty con và công ty liên kết Kế toán theo dõi các đơn vị trực thuộc Kế toán tổng hợp Phòng kế toán các xí nghiệp. chi nhánh trực thuộc, kế toán đội xây lắp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ cung cấp số liệu

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại tổng công ty VIWASEEN

Trong các ban thuộc bộ máy công ty, phòng Tài chính – Kế toán là bộ phận liên quan và quản lý trực tiếp tình hình tài chính của công ty nói chung cũng như công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty nói riêng.

Kế toán trưởng : phụ trách chung công tác tài chính – kế

toán toàn tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và hội đồng quản trị cũng như các đơn vị cấp trên về sự chính xác, trung thực, kịp thời của các thông tin, số liệu từ phòng tài chính kế toán cung cấp, không ngừng hoàn thiện bộ máy kế toán để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu của cơ chế quản lý.

Phó phòng phụ trách kế toán: Tổng hợp, kiểm tra

thường xuyên công tác kế toán của Tổng công ty, thực hiện tổng hợp tất cả các số liệu phát sinh trong tháng, quý, tiến hành xác định kế quả và lập các bảng biểu kế toán.

Kế toán TSCĐ : Tổng hợp chi phí từ các công trình, ghi

chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ số liệu và tổng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ qua các kỳ, tính toán trích lập và lập bảng phân bộ khấu hao TSCĐ cho từng công trình để tính giá thành sản phẩm.

Kế toán theo dõi đơn vị trực thuộc, các công ty con

và công ty liên kết : Kiểm tra theo dõi tình hình tài chính,

tình hình sản xuất của các đơn vị trực thuộc, báo cáo tổng hợp tình hình thi công, việc cấp phát vốn cho đơn vị trực thuộc với kế toán trưởng, tham gia công tác quyết toán tài chính năm của các đơn vị trực thuộc. Đối với các công ty con và công ty liên kết thì theo dõi tình hình thi công và việc sử dụng vốn của các công ty cũng như việc tổng hợp các báo cáo tài chính của từng quý, năm.

Kế toán thanh toán : Căn cứ vào chứng từ gốc khi tiến

hành sản xuất, kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu, chi, kèm theo đầy đủ chứng từ theo đúng chế độ kế toán quy định. Hoàn tất các thủ tục thanh toán khi được chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng theo giai đoạn hoàn thành. Hàng ngày kế toán theo dõi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tiền mặt, tiền gửi vào sổ quỹ.

Kế toán tổng hợp : Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp

số liệu về nhập, xuất tiêu thụ thành phẩm, về các loại vốn, các loại quỹ của xí nghiệp, xác định kết quả lãi lỗ, các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước với ngân hàng, với khách hàng và nội bộ xí nghiệp.

Tổ chức công tác thông tin trong nội bộ xí nghiệp và phân tích hoạt động kinh tế. Hướng dẫn các phòng ban phân xưởng áp dụng các chế độ ghi chép ban đầu. Giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán trình giám đốc ban hành áp dụng trong doanh nghiệp như: quy định việc luân chuyển chứng từ, phân công lập báo cáo, quan hệ cung cấp số liệu giữa các phòng ban.

2.1.3.Tình hình tài chính chủ yếu của Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP

2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh hiện nay

 Thuận lợi:

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cấp, thoát nước, môi trường.. cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong tổ chức thực hiện kinh doanh trên cơ sở các phần mềm tính toán, thiết kế, quản lý, phần mềm bảo mật và hệ thống quản trị mạng nội bộ đảm bảo độ tin cậy, bảo mật thông tin của khách hàng, VIWASEEN luôn tận dụng và thể hiện được thế mạnh, năng lực của mình, giữ vững được mục tiêu tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành các công trình đúng tiến độ đã đề ra.

 Khó khăn:

Trong quá trình hoạt động của công ty, hội nhập WTO nói chung đặt ra những yêu cầu rất lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, điều này mở ra cho công ty những cơ hội lớn, những thị trường lớn, song cũng chính vì điều này mà xuất hiện ngày càng nhiều các công ty muốn gia nhập thị trường này và còn những công ty nước ngoài với sự bình đẳng trong các chính sách của nhà nước và với năng lực tài chính mạnh mẽ cũng tham gia, làm cho thị phần bị chia nhỏ, sự canh tranh cũng vì thế mà trở nên khốc liệt hơn. Chính vì lý do đó công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và luôn chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh đó.

Thị trường thay đổi liên tục và đòi hỏi cao nên yêu cầu công ty cũng luôn phải thay đổi không ngừng nâng cấp công tác quản lí để tư vấn phù hợp cũng như liên kết, hợp tác tốt với các công ty vật liệu xây dựng có uy tín.

Một phần của tài liệu 134 quản trị vốn bằng tiền tại tổng công ty đầu tư nước và môi trường việt nam CTCP (Trang 32 - 42)