II. Tài sản dài hạn
BẢNG 2 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CÔNG TY Đơn vị tính : Nghìn đồng
Đơn vị tính : Nghìn đồng Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2020 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) I. Nợ phải trả 653.622.898 52,21 651.452.161 51,34 2.170.737 0,33 0,87 1. Nợ ngắn hạn 629.101.602 96,25 626.930.907 96,24 2.170.695 0,35 0,01 2. Nợ dài hạn 24.521.295 3,75 24.521.254 3,76 41 0,00 -0,01 II. Vốn chủ sở hữu 598.343.103 47,79 617.387.794 48,66 -19.044.691 -3,08 -0,87 1. Vốn góp của chủ sở hữu 580.186.000 96,97 580.186.000 93,97 0 0 3
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
16.746.766 2,80 35.791.457 5,80 -19.044.691 -53,21 -3,00
Tổng nguồn vốn 1.251.966.001 100 1.268.839.956 100 -16.873.955 -1,33 0
Dựa vào bảng 2.1 ta có thể khái quát tình hình tài sản của công ty như sau:
Ta thấy tổng tài sản của công ty cuối năm 2020 là 1.251.966.001 nghìn đồng, đầu năm 2020 là 1.268.839.956 nghìn đồng, cuối năm so với đầu năm 2020 tổng tài sản của công ty giảm 16.837.955 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 1,33%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tổng tài sản là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm.
Tài sản ngắn hạn chiểm tỷ trọng khá lớn trên 66% tổng tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu (61,05%) và hàng tồn kho (24,82%).
Các khoản phải thu lớn cho thấy công ty đã có chính sách bán hàng mềm dẻo, thực hiện bán hàng trước thu tiền sau cho khách hàng. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty cho thấy, hàng tồn kho giảm là do 1 phần CPDD đã kết chuyển sang giá vốn công trình.
Các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng giảm, trong đó chủ yếu là phải thu ngắn hạn khách hàng giảm đáng kể cho thấy nỗ lực của công ty trong việc quản lý nợ phải thu, giảm nợ khó đòi.
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp hiện nay phần lớn là đầu tư vào tài sản ngắn hạn, nhưng trong tương lai công ty đang có xu hướng đầu tư TSDH. Dựa vào bảng 2.2 ta có thể khái quát tình hình nguồn vốn của công ty như
sau:
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tại 31/12/2020 là 1.251.966.001 nghìn đồng, giảm 16.873.855 nghìn đồng so với đầu năm với tỷ lệ giảm là 1,33%. Nguồn vốn cuối năm giảm so với đầu năm chứng tỏ quy mô nguồn vốn huy động của công ty cuối năm so với đầu năm đã giảm đi. Nguồn vốn giảm chủ yếu là do VCSH giảm, trong đó VCSH cuối năm 2020 giảm so với đầu năm 19.044.691 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,08%.
Trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả cuối năm tăng 0,87%( đầu năm chiếm 51,34%, cuối năm chiếm 52,21% tổng nguồn vốn). Tương ứng tỷ trọng VCSH cuối năm so với đầu năm giảm đi 0,87% ( đầu năm chiếm 48,66%, cuối năm chiếm 47,79% tổng nguồn vốn). VCSH giảm chủ yếu là do LNST chưa phân phối giảm. LNST chưa phân phối là nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp đầu tư phát triển, song cuối năm 2020 LNST chưa phân phối giảm cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2020 chưa thực sự hiệu quả. Cuối năm so với đầu năm thì chính sách huy động vốn của công ty tăng là huy động từ nguồn vốn nợ, giảm huy động từ VCSH. Việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp hạ thấp chi
phí sử dụng vốn bình quân để cải thiện khả năng sinh lời của các chủ sở hữu nhưng mặt khác sẽ làm tăng mức độ rủi ro tài chính cho chính công ty.
Việc cơ cấu huy động thiên về nợ ngắn hạn (chiếm 96,25% NPT) làm tính linh hoạt của nguồn vốn ở mức cao cũng như giảm chi phí sử dụng vốn bình quân. Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm tăng áp lực thanh toán ngắn hạn của công ty.